Chăm sóc bé khi bị thủy đậu như thế nào?

Nhiều bà mẹ trẻ lúng túng không biết chăm sóc bé khi bị thủy đậu như thế nào. Theo Bác sĩ Nguyễn Văn Lộc, Phó GĐ BV Nhi Tư cảnh báo: “Thủy đậu vốn là bệnh lành tính nhưng nếu không biết chăm sóc đúng cách, bệnh sẽ lâu lành và để lại nhiều di chứng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng”. Sau đây là những lời khuyên cho các mẹ để để biết cách chăm sóc bé khi bị thuỷ đậu tốt nhất. 

Đưa trẻ đi khám bệnh

Khi trẻ có những biểu hiện như: sốt nhẹ, đau họng, nhức đầu, nổi ban hồng và sau đó chuyển dần thành bóng nước, xuất hiện ở mìn, đầu mặt và tay chân, miệng và cơ quan sinh dục,… Vì vậy cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và có chỉ định điều trị phù hợp để chăm sóc bé khi bị thủy đậu tốt nhất.

Đầu tiên đưa trẻ đi khám bệnh để bác sĩ chẩn đoán

Giữ vệ sinh sạch sẽ

Cách chăm sóc bé khi bị thủy đậu, điều đầu tiên cần chú ý là vấn đề giữ vệ sinh, vì biến chứng thường gặp nhất của bệnh thủy đậu là nhiễm trùng da. Vì khi lên những nốt đỏ, trẻ hay bị ngứa thường gãi làm nốt đậu bị vỡ, trầy xước da khiến vi trùng bên ngoài dễ dàng xâm nhập kéo mủ và sẽ để lại sẹo lõm. Trầm trọng hơn vi trùng có thể xâm nhập từ mụn nước vào máu, gây nhiễm trùng huyết, viêm màng não… rất nguy hiểm, có thể dẫn đến nguy cơ bị tử vong.

BS Lộc cho biết, có rất nhiều trường hợp do không giữ vệ sinh sạch sẽ khiến trẻ bị biến chứng nhiễm trùng

Nhiều phụ huynh cho rằng khi bé bị thuỷ đậu phải tuyệt đối kiêng nước, kiêng gió nên không tắm, lau rửa cho trẻ là một sai lầm. BS Lộc cho biết, có rất nhiều trường hợp do không giữ vệ sinh sạch sẽ khiến trẻ bị biến chứng nhiễm trùng.

Vậy nên: dùng lá ổi, lá đắng rửa sạch đun sôi để hơi âm ấm, rồi dùng khăn xô mỏng mềm nhúng nước lau người nhẹ nhàng cho trẻ. Và khi lau, tắm cho trẻ cần phải rất nhẹ nhàng, tuyệt đối không để nốt đậu bị trợt, bể nước, vì nếu nước trong nốt đậu lan đến đâu là mụn nước đến đó, chỉ trong vòng 1 – 2 ngày là lên khắp cả người.

Sử dụng lá ổi để tắm cho trẻ bị thủy đậu

Sau khi lau rửa cho trẻ, phải dùng khăn xô khô thấm khô người cho trẻ, rồi mặc cho trẻ quần áo rộng rãi, mềm, thoáng mát. Nếu được điều trị, chăm sóc đúng cách và giữ vệ sinh, sau 7 – 10 ngày, nốt đậu sẽ xẹp xuống, khô và bong vảy rồi vết thâm sẽ hết sau một thời gian, không để lại sẹo.

Dinh dưỡng cho bé ăn đầy đủ

Trong suốt thời kỳ bị bệnh, cần cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ăn những đồ dễ tiêu, thức ăn mềm, lỏng, uống nhiều nước, nhất là nước hoa quả không nhất thiết phải kiêng gì trừ khi trẻ bị dị ứng với loại thực phẩm nào đó.Đặc biệt, nên cho trẻ ăn đồ loãng, uống nhiều nước để bù nước do trẻ bị mất nước khi mụn vỡ, trợt.

>> 7 siêu thực phẩm tăng cường dinh dưỡng cho trẻ

Cần cách ly trẻ

Thuỷ đậu rất dễ lây qua đường hô hấp và lây lan do tiếp xúc với mụn nước hoặc các dụng cụ sinh hoạt có chứa siêu vi trùng này. Muốn điều trị nhanh chóng, đầu tiên phải cách ly người bệnh. Dù chỉ xuất hiện vài nốt đậu cũng phải cách ly với tất cả các trẻ khác,  ngay cả người lớn chưa bị bệnh cũng vậy.

Cần vệ sinh phòng, giường chiếu, ga đệm sạch sẽ. Giữ trẻ nằm trong phòng kín gió nhưng không được ẩm thấp và cần nhớ luôn giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, nhắc trẻ không được gãi vỡ nốt đậu, tốt nhất nên cắt ngắn móng tay của trẻ.

Cắt ngắn móng tay của trẻ để phòng ngừa bé làm nhiễm trùng nốt thủy đậu

Đó là những việc cần lưu ý trong việc chăm sóc bé khi bị thủy đậu, ngoài ra các mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ điều trị cho trẻ để làm phù hợp.