Dấu hiệu chuyển dạ con rạ

Mặc dù đã sinh một hoặc một vài lần, các mẹ bầu cũng cần nắm rõ các dấu hiệu chuyển dạ con rạ để có sự chuẩn bị kỹ càng. Cùng tìm hiểu các dấu hiệu chuyển dạ con rạ để mẹ có được tâm lý vững vàng trước lúc lâm bồn nhé.

Thông tin tham khảo: Những bệnh không nên uống collagen

Sinh con rạ là gì?

Theo cách gọi của dân gian từ xưa, con đầu lòng được gọi là con so, từ đứa thứ 2 trở đi sẽ gọi là con so. Mặc dù đã có một ít kinh nghiệm vào lần sau sinh đẻ, nhưng mẹ bầu vẫn nên tìm hiểu các dấu hiệu chuyển dạ. Bởi lẽ sự chuyển dạ con rạ cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sức khỏe thai nhi cũng như tâm lý của người mẹ.

Các dấu hiệu chuyển dạ con rạ

Các dấu hiệu chuyển dạ con rạ thường xuất hiện trong khoảng vài ngày đến vài giờ trước khi sinh, giúp các mẹ bầu có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho ngày lâm bồn của mình

Thông tin tham khảo: Collagen là gì?

Một số dấu hiệu nhận biết như:

Bung nhớt hồng

ở chỗ tử cung nối âm đạo có một nút nhớt nhầy, cùng với lớp cơ ở thành tử cung, lớp màng ối thì nút nhầy này cũng là rào chắn bảo vệ thai nhi trước sự xâm nhập của vi khuẩn hay các tác động khác vào buồng ối.

Khi cổ tử cung mở ra, nút nhầy này sẽ bung ra và thoát ra ngoài âm đạo, có màu hồng nhạt và nhầy nhớt. Đây là dấu hiệu cho người mẹ sắp chuyển dạ sinh con.

Cơn gò tử cung

Vào tháng cuối thai kì, người mẹ thường cảm nhận được cái cơn trằn khắp bụng trong lúc di chuyển. Khi bước vào tuần 38-40 các cơn gò sẽ xuất hiện với tần suất dày hơn, cường độ cũng mạnh hơn, cảm giác cả vùng bụng căng cứng lên. Kết hợp với cách thở và rặn sinh thì quá trình chuyển dạ sẽ nhuần nhuyễn hơn và tốc độ nhanh chóng hơn. 

Chảy nước ối

Vì tác động của các cơn gò tử cung mà túi nước ối căng phồng và tại nơi tiếp giáp với vòng cổ tử cung sẽ dễ bị vỡ bị nơi đây màng ối mỏng nhất. Khi vỡ túi nước ối thì sẽ có những dòng nước ối bị chảy ra ngoài. Tuy nhiên có thể đầu thai nhi xuống thấp chèn vào hoặc lớp màng ối chèn lên nhau sẽ làm nước ối chảy chậm rỉ ra ngoài.

Cần thông báo đến bác sĩ hay hộ lý ngay khi nước ối bị vỡ để được đưa ra những biện pháp phù hợp nhất, tránh tình trạng thai nhi bị ngạt ở quá lâu trong bụng mẹ.

Thông tin tham khảo: tuổi 40 nên uống collagen loại nào

Những thay đổi qua thăm khám thường xuyên

Bác sĩ sản khoa hay nữ hộ sinh sẽ thăm khám âm đạo để biết được dấu hiệu chuyển dạ thực tế. Khi có sự thay đổi về cổ tử cung, và các sự biến chuyển của ngôi thai sau mỗi cơn gò tử cung thì bác sĩ sẽ thông báo cho người mẹ thời điểm để rặn sinh theo cơn gò, giúp cho quá trình chuyển dạ nhanh chóng và giảm sức lực cho người mẹ.

Khi có các dấu hiệu chuyển dạ con rọ, người nhà cần đưa sản phụ nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được theo dõi và hỗ trợ trong quá trình chuyển dạ. Cần hiểu rõ các dấu hiệu để có sự chuẩn bị về kiến thức cũng như hành trang giúp cho quá trình sinh dễ dàng hơn.

Nguồn: https://hanhphuccuame.com/