Chứng nấc cụt là hiện tượng rất phổ biến ở trẻ sơ sinh thường gặp nhất là khi bú sữa khiến cho không ít bậc cha mẹ lo lắng. Tuy không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng nếu nấc cụt kéo dài lên tục sẽ khiến trẻ cảm thấy khó chịu, gây nôn trớ. Vì vậy, các phương pháp chữa trị nhanh chóng chứng nấc cụt ở trẻ em là vấn đề được rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Hôm nay, Hạnh Phúc Của Mẹ sẽ hướng dẫn bạn cách chữa nấc cụt cho trẻ thật nhanh chóng và hiệu quả nhé!
Nguyên nhân khiến trẻ bị nấc cụt:
Nấc cụt xảy ra ở nhiều lứa tuổi, là do có các kích thích tác động lên cơ hoành ở dưới ngực, tạo ra nhiều cơn co thắt. Trẻ sơ sinh thường bị nấc cụt là do các nguyên nhân sau:
- Trẻ bị nấc sau khi bú bình: rất nhiều trẻ bị nấc sau khi bú bình là do không khí trong bình sữa sẽ được nuốt cùng với sữa, đến khi đạt đến mức quá cao thì gây ra những kích thích khiến cơ hoành co thắt khiến trẻ bị nấc.
- Nhiệt độ thay đổi đột ngột: Khi nền nhiệt giảm nhanh, đột ngột, luồng không khi đi vào phổi làm bé bị lạnh và khiến bé bị nấc
- Trào ngược dạ dày thực quản: đây là hiện tượng mà axit từ dạ dày sẽ trào ngược lên thực quản, khiến trẻ bị nấc.
Các cách chữa nấc cụt cho bé
-
Cho bé uống nước hoặc bú sữa mẹ
Để chữa nấc cụt hiệu quả và đơn giản, bạn có thể cho trẻ uống nước chín để nguội. Đối với các bé đã ăn dặm, bạn cho trẻ uống từ từ hết khoảng 100ml nước. Còn nếu trẻ lớn hơn thì bạn có thể cho trẻ uống từ từ các ngụm nước nhỏ, đồng thời kết hợp động tác thở sâu và ngồi gập đầu gối. Nếu trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi, bạn nên cho trẻ bú sữa mẹ ngay để trị nấc ( không cho trẻ sơ sinh uống nước nhé)
-
Vỗ nhẹ lưng cho bé
Việc chụm bàn tay lại và vỗ nhẹ vào lưng trẻ có hiệu quả rất nhanh để chữa nấc cụt ở trẻ. Bạn nên vỗ nhẹ nhàng nhưng dứt khoát. - Dùng tay bịt lỗ tai của bé
Khi trẻ bị nấc, bạn có thể dùng 2 ngón tay bịt hai bên lỗ tai của trẻ trong khoảng nửa phút rồi thả ra. Ngoài ra, cũng có một số bác sĩ khuyên rằng khi bé bị nấc, bạn nên dùng tay gãi nhẹ trên môi hoặc mang tai khoảng 60 cái. Ngay khi bị nấc, nếu trẻ có thể khóc ngay thì có thể làm giãn thần kinh thực quản, và ngưng được các kích thích lên cơ hoành khiến trẻ hết nấc. - Sử dụng mật ong để trị nấc
Bạn chỉ nên sử dụng phương pháp này cho trẻ lớn vì vì trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi rất dễ bị ngộ độc mật ong. Nhỏ vài giọt mật ong có thể giúp trẻ hết nấc - Thay đổi tư thế bú của trẻ
Nếu sau mỗi lần bú bình, bé đều bị nấc thì các mẹ có thể thay đổi tư thế bú của trẻ để giảm bớt lượng không khí bé nuốt vào. Đồng thời, bạn cũng đừng quên kiểm tra xem các nguyên nhân khác khiến không khí tràn vào như núm vú có bị thủng hoặc rách không… - Làm bé ợ hơi sau khi bú
Nếu bé nhà bạn thường hay nấc sau khi bú no, bạn có thể chụm bàn tay lại và vỗ nhẹ vào lưng trên của bé. Động tác này sẽ giúp bé dễ ợ hơi ngay, tránh bị nấc hoặc bị nôn trớ. - Sử dụng hạt cây hồi
Cách chữa nấc cụt này chỉ áp dụng được cho trẻ lớn. Bạn dùng một chén nước sôi rồi cho vào một ít hạt hồi. Ngâm trong 15 phút đến khi nước nguội thì cho trẻ uống từng ngụm. - Dùng đường để trị nấc cụt cho trẻ
Đối với các bé lớn từ 2 tuổi trở lên, bạn có thể cho trẻ ngậm 1 thìa cà phê đường trắng, khi đường tan thì nuốt xuống từ từ. Đây là mẹo trị nấc rất hiệu quả.
Khi bé bị nấc cụt kèo theo các triệu chứng như phun nhổ liên tục khi ăn, đau bụng, biếng ăn, khó chịu, quấy khóc dữ dội, nôn trớ mạnh thì có thể nguyên nhân khiến bé bị nấc là do trào ngược dà dày thực quản. Khi nhận thấy các dấu hiệu này, bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện nhi gặp bác sĩ chuyên môn để được điều trị phù hợp nhé! Chúc bé nhà bạn luôn khỏe mạnh. Đừng quên theo dõi, các bài viết tiếp theo trên Hạnh Phúc Của Mẹ để biết cách chăm sóc bé khoa học nha!