Thủy đậu là do virus Varicella Zoster gây ra. Bệnh này lây truyền qua đường hô hấp nên thường phát triển thành dịch. Với các mẹ có con nhỏ bị thủy đậu khá băn khoăn, về việc nên bôi thuốc gì cho trẻ, bên cạnh việc tuân thủ các cách chăm sóc bé bị thủy đậu. Sau đây là lời khuyên giải đáp băn khoăn “bé bị thủy đậu bôi thuốc gì?”
Mẹ nên bôi thuốc gì để trị thuỷ đậu cho bé
Bôi thuốc cho bé bị thủy đậu
Để tránh hiện tượng dịch mủ thủy đậu làm dính mắt của bé, hoặc mụn xuất hiện trong niêm mạc mũi, các mẹ cần nhỏ mắt, mũi bằng thuốc sát khuẩn như chloramphenicol 4 phần nghìn hoặc argyrol 1 phần trăm (3-4 lần/ngày), kem acyclovir 3%.
Để giảm ngứa bôi kem acyclovir 5%, điều này cũng giúp hạn chế thương tổn và bội nhiễm. Những trường hợp bệnh nặng, cho uống acyclovir. Khi bóng mụn vỡ, thì bôi thuốc xanh methylen để bớt nhức, làm se khô nốt mụn, và ngừa bội nhiễm vi khuẩn; tuyệt đối không được bôi mỡ tetracyclin, mỡ penicillin hay thuốc đỏ.
Lưu ý luôn giữ cho da của trẻ luôn luôn sạch sẽ: giữ sạch tay và cắt ngắn móng tay; trẻ nhỏ phải cho mang bao tay, xoa phấn rôm vô khuẩn khắp người để trẻ đỡ ngứa; tránh gãi vì gãi làm nốt phỏng bị vỡ, gây nhiễm trùng.
Thuốc giảm đau và sốt cho bé
Nếu bé bị đau hay bị sốt, mẹ có thể cung cấp cho trẻ một loại thuốc giảm đau nhẹ như paracetamol hoặc ibuprofen, việc này cần thực hiện theo các hướng dẫn liều lượng cung cấp theo đúng chỉ dẫn của Bác sĩ. Đặc biệt mẹ không được sử dụng aspirin vì thuốc này khi điều trị thủy đậu có thể gây ra tác dụng phụ nguy hiểm.
Dinh dưỡng cho bé kết hợp trị thuỷ đậu
Chăm sóc bé bị thuỷ đậu mẹ nên chế biến những món dễ tiêu hóa như cháo loãng, khoai tây nghiền, canh, súp, dễ ăn, dễ tiêu hoá và bổ sung dinh dưỡng kịp thời, giúp trẻ không bị thiếu hụt chất và mất nước. Mẹ nên lưu ý chế biến những món ăn ít gia vị, món mặn kết hợp bôi thuốc để bé nhanh phục hồi. Bởi thức ăn không phù hợp sẽ khiến cơ thể và các vết thương ngứa ngáy, khó chịu nhiều hơn hoặc có thể gây ra biến chứng nếu ăn uống không đúng cách.
Hạnh phúc của mẹ gợi ý một số công thức nấu món dinh dưỡng, nước mát chăm sóc bé bị thuỷ đậu.
Món cháo dễ làm cháo đậu đỏ thịt heo
Món cháo này khá lành tính, dễ tiêu, hạn chế để lại sẹo lồi sau khi hết bệnh.
Mẹ cần chuẩn bị:
- Gạo tẻ: 60g,
- Đậu đỏ 20g,
- Đậu xanh 20g
- Thịt heo băm nhuyễn 50g
- Hạt nêm, muối
Với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi mẹ nên xay nhuyễn gạo tẻ, đậu đỏ, đậu xanh và nấu nhừ. Sau đó tắt bếp và cho thịt heo băm nhuyễn nấu chín. Với trẻ lớn hơn mẹ nấu nhừ gạo tẻ, đậu đỏ, đậu xanh với lượng nước vừa đủ. Nêm nếm và cho thịt heo đã bằm vào nấu chín. Mẹ nên cho bé ăn khi cháo còn nóng sẽ thơm ngon hơn.
Cháo ngọt đậu đỏ, gạo lứt, vừng đen đổi vị
Chuẩn bị:
- Đậu đỏ
- Gạo lứt
- Vừng đen
- Dùng đường phèn có vị thanh mát cho bé dễ ăn
Gạo lứt vo sạch, ngâm nước 6-8 tiếng cho mềm rồi đổ vào nồi ninh nhừ.
Đậu đỏ hấp chín. Vừng đen rang chín, có thể giã hoặc không
Cho tất cả đậu đỏ, vừng đen vào nồi cháo đã nấu chín nhừ. Nêm đường phèn vừa ăn phù hợp khẩu vị bé.
Món canh đơn giản từ rau ngót và thịt heo
- Thịt nạc xay
- Muối, hạt nêm
- Rau ngót
- Hành khô
Nên hạn chế dầu mỡ, gia vị nên đơn giản nhất mẹ chỉ cần tuốt lá, rửa sạch rau ngót. Đun nước sôi và thả thịt đã tẩm ướp hành phi, gia vị vào. Đun sôi lại và thả rau ngót đợi đến khi rau ngót chín là có thể dùng được.
Nước mát 3 thứ đậu
3 loại đậu đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ mỗi loại 100g, kết hợp với 2g cam thảo bắc. Có tác dụng tăng vị ngọt thanh dễ uống. Mẹ đem sắc với 1 lít nước còn khoảng nửa ít (500ml), cho trẻ uống 2-3 lần trong ngày. Loại nước này mát, giúp cơ thể trẻ dịu nóng sốt và ngứa, thanh lọc cơ thể.
Nước ép rau sam
Mẹ có thể dùng thêm nước ép rau sam tươi, ép diếp cá cho trẻ uống trong ngày để thanh nhiệt kháng viêm, vừa mụn nhọt cho trẻ bị thuỷ đậu.
Ngoài ra mẹ cần cho bé uống đủ nước, uống thêm các loại nước từ trái cây tươi để bổ sung các loại vitamin, nhưng hạn chế ăn các trái cây họ cam, chanh vì có chứa tính axit.
Mẹ có thể trị sẹo thuỷ đậu cho bé khi các vết thương bắt đầu khô miệng và lên da non, mẹ nên sử dụng nghệ tươi lành tính bằng cách thoa nước này đều xung quanh vùng sẹo mỗi ngày sau khi làm sạch vết thương.
Chúc bé yêu của mẹ chóng khoẻ!
Xem thêm: Bệnh zona ở trẻ em: Triệu chứng và cách phòng ngừa