Thủy đậu là bệnh cấp tính do nhiễm vi rút Varicella Zoter gây ra bệnh, ở trẻ em gọi là bệnh thủy đậu, còn với người lớn gọi là bệnh Zona.
Sau đây là những điều cần biết về bệnh thủy đậu ở trẻ em:
Loại vi rút gây thủy đậu sống được vài ngày trong bọc thủy đậu, khi bong ra tồn tại trong không khí. Bệnh lây truyền từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp, đường hô hấp, dính dịch từ nốt thủy đậu cũng bị lây bệnh,…
Các biểu hiện của bệnh thủy đậu ở trẻ
- Những biểu hiện đầu tiên thường là trẻ quấy khóc, khó chịu, chán ăn, mệt mỏi và sốt.
- Sau 1-2 ngày cơ thể trẻ bắt đầu xuất hiện các nốt ban dạng phỏng nước.
- Các nốt phỏng nước lúc đầu nhỏ mọc ở đầu sau đó lan vùng ngực, lưng, mặt, chân gây ngứa ngáy rất khó chịu.
Bệnh thủy đậu là bệnh lành tính, không có triệu chứng nặng nề ngoài những mụn nước, nếu không có biến chứng, các mụn nước sẽ khô dần, bong vảy, thâm da nơi nổi mụn nước, không để lại sẹo. Nhưng nếu bị nhiễm trùng da sẽ dễ đến nhiễm trùng huyết, viêm não và có thể để lại sẹo.
Những cách phòng chống bệnh thủy đậu ở trẻ
- Trẻ nhỏ mắc bệnh phải nghỉ học từ 7 đến 10 ngày từ lúc bắt đầu phát hiện bệnh cho đến khi các nốt bọng nước khô vảy hoàn toàn.
- Sử dụng các vật dụng sinh hoạt cá nhân riêng như khăn mặt, ly, chén, muỗng, đũa.
- Vệ sinh mũi họng hàng ngày cho trẻ bằng dung dịch nước muối sinh lý 90/00, tăng cường vệ sinh cá nhân; vệ sinh phòng ở của người bệnh, đồ vật nhiễm mầm bệnh hàng ngày bằng dung dịch sát khuẩn thông thường.
- Tuyệt đối không làm bể nốt mụn, vệ sinh sạch sẽ, mặc cho trẻ quần áo mềm, thoáng mát và giữ trẻ nơi kín gió, cũng như cách ly trẻ khỏi chốn đông người và với các trẻ khác.
Đó chỉ là những thông tin cơ bản về bệnh thủy đậu ở trẻ, tốt nhất các phụ huynh nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám khi có những biểu hiện trên để có chỉ định điều trị rõ ràng. Dù vậy, tốt nhất nên đưa trẻ đi tiêm phòng thủy đậu trước để phòng bệnh.