Để trẻ hết biếng ăn sau khi ốm

Sau một cơn ốm, đa số trẻ có dấu hiệu biếng ăn. Kéo dài tình trạng này, sẽ khiến bé bị suy giảm sức đề kháng và thể lực, nguy cơ tái ốm, suy dinh dưỡng, thiểu năng trí tuệ luôn ở mức cao. Đón xem bài viết này để biết cách xử lý tình trạng trẻ biếng ăn sau khi ốm nhé. 

Vì sao trẻ biếng ăn sau khi khỏi ốm?

Theo các bác sỹ nhi khoa, khi trải qua một đợt ốm, sức khỏe của trẻ chưa thể trở về trạng thái bình thường, thể lực suy giảm, mệt mỏi do phải tiêu thụ quá nhiều năng lượng trong quá trình bị ốm nên hầu hết trẻ đều biếng ăn. Bên cạnh đó, việc dùng thuốc khi điều trị, đặc biệt là thuốc kháng sinh đã tiêu diệt cả những vi khuẩn có lợi khiến cho hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng trầm trọng, ảnh hưởng tới khả năng tiêu hóa thức ăn và hấp thu dưỡng chất của cơ thể cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng trẻ biếng ăn.

Khi biếng ăn kéo dài, cơ thể bị thiếu hụt và mất cân bằng dưỡng chất, trẻ sẽ trở nên gầy yếu, sút cân, chậm lớn, rất dễ tái ốm, thậm chí suy dinh dưỡng, thấp còi ảnh hưởng tới sự phát triển của thể chất và trí tuệ trong tương lai.

Sau khi ốm, cơ thể trẻ vẫn chưa đủ sức để vận động nhiều

Để trẻ hết biết ăn sau khi ốm

Để ý đến tâm lý của trẻ 

Để trẻ nhanh chóng có lại cảm giác thèm ăn, các bậc cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến lựa chọn của trẻ trong giai đoạn này, tuyệt đối không vì tâm lý xót con mà ép buộc trẻ ăn theo ý mình bằng mọi cách.

Lúc này, nên cho trẻ ăn những thức ăn dạng lỏng hoặc mềm để dễ tiêu hoá. Đặc biệt, cha mẹ cần cung cấp cho trẻ bữa ăn đủ chất bao gồm chất đạm, vitamin từ thịt, trứng, sữa, nước ép hoa quả… và tránh các loại thức nhiều mỡ, đường để trẻ nhanh chóng hồi phục.

Ưu tiên những thức ăn dạng lỏng cho trẻ dễ nuốt

Hơn nữa, cơ thể mệt mỏi, suy yếu khiến trẻ chưa sẵn sàng cho một lượng thực phẩm lớn, do đó cha mẹ không nên nôn nóng ép trẻ ăn quá nhiều mà nên chia nhỏ các bữa ăn. Khi trẻ đã có những dấu hiệu phục hồi, cha mẹ có thể tăng dần độ đặc của thức ăn và lượng thức ăn trong một bữa đến khi trẻ khỏe hẳn mới cho trẻ ăn theo chế độ ăn bình thường.

Đừng cố ép trẻ ăn quá nhiều trong một bữa

Bổ sung các vi chất dinh dưỡng cho trẻ 

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong giai đoạn này, cha mẹ cần đặc biệt chú ý bổ sung các vi chất dinh dưỡng có tác dụng giúp trẻ thèm ăn tự nhiên, tăng chuyển hóa và hấp thu dinh dưỡng chất như Kẽm và Selen nguồn gốc thực vật, L-Lysin, Taurin, vitamin nhóm B, Omega 3….

Trong đó, Kẽm và Selen nguồn gốc thực vật là hai vi chất có vai trò quan trọng trong việc tăng cảm giác ngon miệng tự nhiên, tăng chuyển hóa năng lượng giúp trẻ hấp thu dinh dưỡng tốt hơn và phát triển toàn diện. Vì vậy, việc bổ sung hai vi chất này cho trẻ sau ốm cần được đặc biệt chú ý.

Bổ sung những thực phẩm chứa nhiều kẽm, sắt cho trẻ sau khi ốm

Xem thêm các bài viết liên quan: