Bệnh tăng động là một hội chứng tâm lý thường gặp ở trẻ nhỏ. Nếu cha mẹ không quan tâm để ý, chắc chắn sẽ không nhận ra bệnh tăng động ở trẻ và chỉ coi đó là sự hiếu động bình thường. Để sớm nhận ra các dấu hiệu của bệnh cũng như cách chăm sóc trẻ phù hợp, cha mẹ cần trang bị đầy đủ kiến thức về bệnh tăng động ở trẻ em.
Bệnh tăng động ở trẻ em là gì?
Bệnh tăng động giảm chú ý có tên tiếng Anh là Attention-deficit hyperactivity disorder – ADHD. Đây là một rối loạn phổ biến ở trẻ. Trẻ khi mắc bệnh sẽ hiếu động quá mức, mất khả năng tập trung dẫn đết kết quả học tập sa sút. Bệnh này thường gặp ở trẻ có lứa tuổi từ 4 đến 6 tuổi và tỷ lệ bé trai mắc bệnh này sẽ nhiều bé gái từ 4 đến 10 lần.
Dấu hiệu nhận biết bệnh tăng động
- Hiếu động quá mức: Triệu chứng đầu tiên bạn có thể dễ dàng nhận thấy đó là trẻ không chịu ngồi yên ở một vị trí mà thường hoạt động chạy nhảy liên tục không mệt mỏi. Nếu bị bắt ngồi yên thì chúng sẽ phản ứng và khi ngồi xuống, chúng sẽ liên tục làm ồn, cựa quậy.
- Khả năng tập trung kém: Trẻ bị tăng động có sự tập trung gần bằng 0. Chúng sẽ không lắng nghe hoặc làm đúng theo hướng dẫn. Thông thường chúng sẽ chuyển nhanh chóng từ việc này sang việc khác, không tập trung đối với công việc đang làm và nhanh chóng bị hấp dẫn bởi những việc khác dẫn đến việc học tập sa sút.
- Phối hợp, kiểm soát động tác kém: Trẻ hoạt động mang tính xung động tức thì, hay gây ồn ào, làm phiền người xung quanh và rất dễ nổi nóng.
- Những rối loạn hành vi khác đi kèm theo như: trẻ sẽ gặp các vấn đề như rối loạn giấc ngủ, rối loạn lo âu.
Nguyên nhân gây ra bệnh tăng động
Nguyên nhân gây ra bệnh tăng động vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, theo nghiên cứu nếu tiền sử gia đình có người bị bệnh tăng động thì trẻ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những đứa trẻ khác.
Ngoài ra còn một số yếu tố liên quan đến những tai biến lúc sinh hoặc tiếp xúc với các chất như rượu, thuốc lá, ma túy,… khi ở trong bụng mẹ. Cũng có thể do trẻ bị rối loạn tâm thần khi bị lạm dụng hoặc do gia đình tan rã cũng khiến trẻ có khả năng bị bệnh tăng động.
Cách chăm sóc trẻ bị tăng động
Khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu trên bạn nên đưa trẻ đến khám các bác sĩ thần kinh để có các phương pháp trị liệu bằng thuốc hoặc liệu pháp hành vi. Bên cạnh đó cha mẹ cần tìm cách giáo dục khuyến khích con đúng cách, khen ngợi trẻ để tránh trẻ bị trầm cảm, tự kỷ.
Trong lúc hướng dẫn, chỉ bảo con, cha mẹ cần dùng những từ ngữ nhẹ nhàng, không nên quát nạt con và phải thường xuyên quan tâm để ý đến trẻ nhằm hạn chế những tổn thương khi trẻ bị tăng động.
Trên đây là một vài kiến thức về bệnh hiếu động ở trẻ em mà các bậc phụ huynh nên biết. Đừng quên theo dõi Hanh Phúc Của Mẹ để có thể cập nhật thêm những kiến thức về các bệnh mà trẻ thường hay gặp phải.