Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt là do đâu?

Rối loạn kinh nguyệt là một tình trạng xảy đến phổ biến với các chị em phụ nữ. Đặc biệt là đối với phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần của các chị em, mà hơn hết, nó còn có tác động xấu tới đời sống sinh hoạt hàng ngày. Vậy tình trạng này do đâu mà có? Sau đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về nguyên gây nhân rối loạn kinh nguyệt, dấu hiệu nhận biết cũng như các phương pháp phòng tránh.

Rối loạn kinh nguyệt là gì?

Kinh nguyệt là một hiện tượng tự nhiên của cơ thể phụ nữ. Hiện tượng này xảy ra hàng tháng khi lớp niêm mạc tử cung bị bong ra và đi ra ngoài cơ thể qua đường âm đạo. Chu kỳ kinh nguyệt được điều khiển bởi hormone estrogen và progesterone, được sản xuất bởi buồng trứng. Thông thường, một chu kỳ kinh nguyệt sẽ kéo dài từ 21 đến 35 ngày, và lượng máu kinh thường từ 30 đến 80 ml.

Rối loạn kinh nguyệt là gì
Rối loạn kinh nguyệt là gì?

Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng mà chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ bị thay đổi. Kinh nguyệt không đều hoặc xuất hiện các vấn đề về kinh nguyệt khác thường. Đây là một tình trạng phổ biến và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của phụ nữ. Đặc biệt là về sức khỏe phụ khoa và sức khỏe sinh sản.

Các dạng của rối loạn kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt nhìn chung cũng khá phức tạp. Chúng không chỉ thể hiện qua một dạng mà còn là dưới nhiều dạng khác nhau:

  • Kinh nguyệt không đều: Kỳ kinh xuất hiện quá thường xuyên. Khoảng cách giữa mỗi chu kỳ ngắn hơn 21 ngày.
  • Kinh nguyệt hiếm: Kinh nguyệt xuất hiện đều đặn sau mỗi chu kỳ. Nhưng khoảng cách giữa các chu kỳ lại dài hơn 35 ngày.
  • Mất kinh: Tình trạng không có kinh nguyệt trong ít nhất 3 chu kỳ liên tiếp hoặc hơn.
Các dạng rối loạn kinh nguyệt
Đau bụng kinh cũng là một dạng triệu chứng của rối loạn kinh nguyệt
  • Đau bụng kinh: Kinh nguyệt đau đớn, thường xuất hiện kèm theo cơn đau bên dưới bụng.
  • Rong kinh: Kinh nguyệt kéo dài hoặc xuất hiện với lượng máu nhiều hơn bình thường.
  • Băng huyết: Ra máu ngoài chu kỳ hoặc xuất huyết bất thường từ âm đạo.
  • Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS): Là tình trạng cơ thể xuất hiện các triệu chứng như mệt mỏi, đau bên dưới bụng. Các triệu chứng tăng cân, tăng cảm xúc và tâm trạng thay đổi trước khi có kinh nguyệt.
  • Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt (PMDD): Đây là một rối loạn tâm thần nghiêm trọng. PMDD là một dạng của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS). Tuy nhiên các triệu chứng của PMDD thường nặng hơn và có thể gây tàn phá cuộc sống của người phụ nữ. Tình trạng này sẽ dẫn đến các cảm xúc thất thường như cáu kỉnh, buồn bã, lo lắng, trầm cảm, tâm trạng lâng lâng. Ngoài ra nó còn thay đổi về hành vi như khó tập trung, dễ cáu kỉnh. Tệ hơn còn có xu hướng muốn gây hấn, làm hại bản thân.

Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt

Có nhiều nguyên nhân khiến cho kinh nguyệt của chị em bị rối loạn. Sau đây là một số nguyên nhân.

Stress và căng thẳng

Các tình trạng căng thẳng và tâm lý áp lực có thể gây ra sự rối loạn trong hệ thống nội tiết của phụ nữ. Từ đó tác động lên việc điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt. Stress có thể ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh. Nó gây ra sự biến đổi trong cân bằng hormone và ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt
Căng thẳng là một trong các nguyên nhân chính

Mất cân bằng dinh dưỡng

Rối loạn ăn uống, thiếu dinh dưỡng hoặc thiếu cân đối giữa các dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến cơ thể. Điều này làm cho kinh nguyệt của chị em trở nên thất thường. Sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng quan trọng như sắt, canxi, vitamin D có thể tác động đến cơ chế điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt.

Rối loạn nội tiết

Những rối loạn nội tiết như hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), bệnh đái tháo đường, và tăng cortisol cũng sẽ gây mất ổn định kinh nguyệt. Ví dụ như PCOS sẽ ảnh hưởng đến việc rụng trứng và sản xuất hormone nữ. Từ đó khiến cho chu kỳ kinh nguyệt không đều.

Sự thất thường của cân nặng

Sự tăng cân hoặc giảm cân đột ngột cũng có thể là một trong những nguyên nhân. Quá trình thay đổi trọng lượng cơ thể có thể tác động đến cân bằng hormone. Điều này ảnh hưởng đến việc rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt.

Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt
Cân nặng thay đổi thất thường sẽ làm kinh nguyệt mất ổn định

Tuổi và các giai đoạn trong cuộc sống

Tuổi dậy thì, tiền mãn kinh và mãn kinh là các giai đoạn trong cuộc sống mà chu kỳ kinh nguyệt thường thay đổi. Các sự thay đổi hormone và điều chỉnh trong cơ thể có thể gây ra rối loạn kinh nguyệt.

Cách phòng ngừa rối loạn kinh nguyệt

Có một số cách để phòng ngừa rối loạn kinh nguyệt, bao gồm:

  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Một chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và protein nạc. Chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp cân bằng hormone và cải thiện sức khỏe tổng thể.
  • Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục thường xuyên có thể giúp cân bằng hormone. Từ đó giảm căng thẳng và ngăn ngừa tình trạng thất thường chủ kinh nguyệt.
  • Ngủ đủ giấc: Ngủ đủ giấc có thể giúp cân bằng hormone và cải thiện sức khỏe tổng thể.
Ngằn ngừa rlkn
Một đời sống lành mạnh, một giấc ngủ đủ có thể ngăn ngừa tình trạng này
  • Giảm thiểu căng thẳng: Căng thẳng có thể làm trầm trọng các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt. Quản lý căng thẳng có thể giúp cải thiện các tình trạng rối loạn kinh nguyệt.
  • Tránh sử dụng các chất kích thích: Sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê và thuốc lá có thể làm trầm trọng hơn tình trạng nói trên
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Kiểm tra sức khỏe định kỳ có thể giúp phát hiện sớm các bệnh lý. Nhờ vậy mà có sự can thiệp kịp thời, giúp ngăn ngừa được những vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn nắm rõ về nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Chúng tôi mong rằng các thông tin này sẽ thực sự hữu ích đến bạn, khiến bạn rõ hơn về các dấu hiệu của tình trạng này để có thể thăm khám và chữa trị kịp thời. 

Để xem thêm các bài viết chứa các thông tin liên quan, bạn hãy truy cập tại: Sắc Ngọc Khang, Bệnh nám da, Bí quyết của mẹ