Bà bầu ngồi gập bụng có sao không

Tư thế ngồi của mẹ bầu có rất nhiều ảnh hưởng không chỉ đến người mẹ mà còn tác động quan trọng đến thai nhi, ngồi sai tư thế có thể khiến mẹ bị đau lưng, tê liệt bắp chân tay, giãn tĩnh mạch đồng thời gây khó khăn trong việc cung cấp oxy, khiến em bé bị khó thở. Có rất nhiều thắc mắc xung quanh vấn đề bà bầu ngồi gập bụng có sao không, mẹ bầu ngồi nhiều có được không, tư thế nào là an toàn cho bé nhất. Cùng tìm hiểu những thông tin ở bài viết dưới đây để giải đáp những câu hỏi này và có được kiến thức chăm sóc thai nhi an toàn nhé. 

Thông tin tham khảo: Collagen là gì?

Bà bầu ngồi gập bụng có sao không

Vào những tháng đầu thai kỳ, thai nhi còn nhỏ, phần bụng còn chưa nhô ra và ảnh hưởng quá nhiều đến sinh hoạt đi lại của mẹ. Khi thai nhi phát triển lớn hơn thì các mẹ bầu rất ít khi ngồi tư thế gập bụng về phía trước do khó chịu. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu vẫn thường xuyên phải ngồi gập bụng vì nhiều lý do công việc, nội trợ,.. Giải đáp câu hỏi bà bầu ngồi gập bụng có sao không, các chuyên gia khuyên rằng không nên ngồi theo tư thế này vì sẽ tạo nhiều áp lực lên bụng khiến cho mẹ khó khăn trong việc vận động mà còn có thể gây nguy hại cho thai nhi. Không những thế, khi ngồi gập bụng vô tình đè lên cơ thể của bé thì dễ để lại các dấu vết trên cơ thể còn yếu ớt của thai nhi.

Ngồi nhiều có ảnh hưởng gì 

Khi mang thai thì số cân nặng tăng lên một cách nhanh chóng, cơ thể nặng nề khiến mẹ bầu lười vận động, chỉ muốn ngồi một chỗ. Tuy nhiên điều này có rất nhiều tác hại, không những ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây nên những tình trạng như đau lưng, nhức mỏi, phù nề chân tay,… Vì lí do công việc nên một số bà mẹ làm công việc văn phòng buộc phải ngồi nhiều, điều này cũng dễ khiến mẹ bị táo bón, cơ thể nặng nề hơn. Các bác sĩ nhi khoa khuyên rằng các bà mẹ nên thường xuyên vận động nhẹ, cứ khoảng 1 tiếng thì nên đứng dậy đi lại vận động nhẹ nhàng tối thiểu 5 – 10 phút. 

Thông tin tham khảo: Những bệnh không nên uống collagen

Ngồi tư thế nào là chuẩn nhất

Tư thế ngồi cho bà bầu chuẩn nhất là giữ thẳng cổ, thẳng lưng, không chúi người về trước, vai thả lỏng, chân thả vuông góc với đất, mông chạm vào lưng ghế. Đặc biệt lưu ý, khi muốn đứng lên ngồi xuống hãy vận động nhẹ nhàng từ từ, đừng quá nhanh và đột ngột. Trước khi ngồi thì nên dùng tay che đỡ phần bụng để tránh tiếp xúc với các vật khác và từ từ dựa vào lưng ghế, hai chân thả lỏng đặt song song với nhau. 

Ngoài ra, ghế sử dụng cho bà bầu ở nhà chỉ nên cao khoảng 40cm để đảm bảo chân có thể chạm đến sàn nhà, tránh tình trạng ghế quá cao sẽ làm bà bầu dễ mất thăng bằng và té ngã. 

Thông tin tham khảo: tuổi 40 nên uống collagen loại nào

Bài viết đã giải đáp các thắc mắc về bà bầu có ngồi gập bụng được không cũng như cung cấp thêm kiến thức về tư thế ngồi giúp bà bầu hạn chế được những rủi ro trong quá trình mang thai của mình. Cùng đồng hành với tôi để có thêm nhiều kiến thức bổ ích khác nhé. 

Nguồn: https://hanhphuccuame.com/