Thai máy là thước đo sức khỏe của em bé, không những thế nó còn giúp mẹ nhận rõ về sự phát triển của thai nhi hằng ngày trong bụng mình. Thông qua số lần và cường độ của các cử động có thể biết được tình trạng của bé. Cùng tìm hiểu về thai máy và dấu hiệu thai máy để mẹ hiểu rõ hơn và có cách chăm sóc thai nhi an toàn nhé.
Thông tin tham khảo: Collagen là gì?
Thai máy là gì
Thai máy hay còn gọi là thai cử động là một trong những dấu hiệu nhận biết thai nhi bình thường. Theo dõi thai kỳ không chỉ mang tính chất cảm xúc mà còn có lợi cho thai nhi, nhất là những tháng cuối thai kỳ. Thai máy thường xuất hiện từ tuần thứ 8 của thai kỳ, tuy nhiên vì cử động rất nhẹ nên người mẹ khó có thể nhận biết được thai máy, thường bỏ lỡ những khoảnh khắc cử động đầu đời của bé.
Thông tin tham khảo: Những bệnh không nên uống collagen
Dấu hiệu thai máy
Những dấu hiệu của thai máy thể hiện như thế nào? Thường vào tam cá nguyện thứ hai tức là từ tuần 18 đến 20 thì em bé sẽ có những cử động đủ mạnh mà người mẹ có thể cảm nhận được. Mẹ bầu có thể cảm nhận được những cú đạp hay vươn vai của thai nhi. Tần suất của cử động là 50 – 57 phút mỗi lần và số lần cử động trung bình của thai nhi là 16 – 45 lần mỗi ngày. Trong khoảng thời gian bé ngủ từ 20 – 40 phút thì mẹ không cảm nhận được thai máy..
Cử động của bé là biểu hiện rõ nhất là vào tuần thứ 30 – 38 của thai kỳ. Người mẹ có thể cảm nhận rõ ràng những cú đạp, xoay trở mình hay cử động toàn thân.
Thông tin tham khảo: tuổi 40 nên uống collagen loại nào
Lưu ý ở những tháng cuối thai kỳ, mẹ cần quan sát kỹ hiện tượng thai máy và những cơn gò tử cung. Rất dễ để nhầm lẫn giữa thai máy và các cơn gò tử cung. Thai máy thường chỉ ở một vị trí nào đó còn cơn gò tử cung thì làm toàn bộ vùng bụng cứng lên. Mẹ cần phân biệt được để có các chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ sắp tới của mình.
Cách theo dõi thai máy
Để theo dõi thai máy chính xác, hãy chú ý và ghi chú lại những thay đổi của thai máy:
– Sau khi ăn no là thời điểm cử động thai tốt nhất
– Cần quan sát cảm nhận thai máy 2-3 lần mỗi ngày và những giờ cố định để theo dõi được sự phát triển của thai máy.
– Hãy đặt tay lên bụng và cảm nhận những cử động thay vì chỉ nhìn bằng mắt thường, lưu ý mẹ nên đi tiểu trước để làm trống bàng quang, như thế sẽ thuận tiện trong quá trình đếm thai máy.
Sẽ có ít nhất 4 lần xảy ra dấu hiệu thai máy một ngày nếu bé phát triển bình thường. Nếu bé có cử động quá nhiều hay quá ít thì nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được thăm khám và để bác sĩ có những chẩn đoán chính xác và phương pháp xử lý.
Nguồn: https://hanhphuccuame.com/