Nguy cơ sâu răng và cách phòng ngừa sâu răng ở trẻ em

Sâu răng là một bệnh mãn tính xảy ra ở mọi độ tuổi và rất phổ biến trên toàn thế giới. Trẻ em vẫn đang là lứa tuổi có nguy cơ sâu răng cao nhất. Vậy làm thế nào để phòng ngừa sâu răng ở trẻ em một cách hiệu quả nhất?

Sâu răng là gì?

Sâu răng là một bệnh mãn tính rác động đến cấu trúc răng, đặc biệt là men răng. Nếu một số ít thức ăn còn sót lại trên răng khi ăn uống, vi khuẩn trong miệng có thể biến những thức ăn đó thành acid. Theo thời gian, acid này ăn mòn bề mặt răng tạo nên các lỗ sâu răng.

Đau nhức răng là dấu hiệu phổ biến nhất của sâu răng

Sâu răng có thể gây đau, nhiễm trùng và thậm chí có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của trẻ em. Sâu răng nặng ở răng sữa có thể gây nên hậu quả nghiêm trọng đến sự phát triển khung xương hàm và khả năng ngôn ngữ của trẻ em. Nếu không được điều trị kịp thời, những đứa trẻ phải trải qua những điều tiêu cực xuất phát từ sâu răng:

  • Đau và khó chịu.
  • Nguy cơ sâu răng lan sang những chiếc răng khác cực cao và ảnh hưởng đến răng trưởng thành.
  • Điều trị tốn kém và phức tạp.
  • Bị tâm lý khi phải gặp nha sĩ thường xuyên.
  • Không thể nào tập trung học được.
  • Dấu hiệu ban đầu của sâu răng.
  • Sâu răng rất khó phát hiện sớm, đặc biệt nếu con bạn không có những buổi khám với nha sĩ định kỳ.

Dấu hiệu đầu tiên của sâu răng là khi răng cửa trên xuất hiện một dài màu trắng đục chạy dọc theo viền nứu. Bạn cũng có thể thấy những đốm nâu trên răng và nướu. Đó cũng có thể là màu đỏ và bắt đầu sưng lên. Trong giai đoạn phát triển của sâu răng, những vùng đen sẽ xuất hiện trên răng và nướu bị tấy và sưng lên.

Đau nhức có thể xảy ra khi ăn nhai, uống đồ nóng hoặc lạnh, hoặc khi nghiến răng

Ngăn ngừa sâu răng với thói quen ăn uống lành mạnh

Đánh răng thường xuyên không phải là một sự đảm bảo tuyệt đối cho việc phòng chống sâu răng. Các loại thức ăn và nước uống ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của sâu răng.

Trẻ từ 4-6 tháng tuổi

Trẻ sơ sinh chỉ cần bú mẹ hoặc một ít sữa bột. Khi bé đủ tuổi để uống một cái gì khác sữa thì nước là lựa chọn tốt nhất

Trẻ từ 6-8 tháng tuổi

Khi em bé được 6-8 tháng, mẹ có thể cho bé uống nước lọc. Tránh cho bé uống sữa quá ngọt hoặc nước trái cây vì điều này sẽ gia tăng nguy cơ sâu răng cho bé.

Trẻ em trên 12 tháng tuổi, thiếu nhi và thanh thiếu niên

Trẻ em cần nhiều loại thức ăn nước uống lành mạnh. Hãy chắc chắn rằng những loại thức ăn, nước uống bạn chọn có ít đường vì nó rất tốt cho răng miệng.

Hãy nghiêm khắc với con bạn khi chúng tiếp cận đến các mẫu bánh ngọt. Tránh ăn 1 cái bánh quá ngọt, ăn một loại thức ăn lành mạnh, một loại nước uống ít đường sẽ giảm thiểu lượng acid trên răng.

Thực phẩm thân thiện với răng miệng là những loại ít đường, thúc đẩy quá trình nhai và tiết nước bọt, ví dụ như pho mát, cà rốt, cần tây,…
Bạn có thể hình thành thói quen ăn uống cho con em mình trong một thời gian dài theo những điều sau đây:

  • Thiết lập các bữa ăn nhẹ và thường xuyên theo thời gian quy định, chứ không phải ăn dồn dập.
  • Đảm bảo rằng con của bạn ăn đúng nơi quy định.
  • Khuyến thích trẻ uống nước lọc khi khát nước (nếu trong tủ lạnh không có nước trái cây).
  • Cho trẻ ăn đồ ăn ngọt như một phần của bữa ăn chứ không phải là một bữa ăn nhẹ.
Kiêng hoặc hạn chế tối đa việc ăn đồ ngọt để chữa sâu răng

Hôi miệng cũng trở thành một vấn đề rắc rối đối với thanh thiếu niên. Những nguyên nhân dẫn đến hôi miệng có thể là do vệ sinh răng miệng kém, sâu răng, bệnh nướu răng, một số loại đồ ăn thức uống hoặc thuốc. Nếu trẻ đánh răng 2 lần một ngày mà vẫn bị hôi miệng thì bạn nên đưa con đi gặp nha sĩ.

Những cách phòng tránh sâu răng khác

Sức khỏe răng miệng tốt trong gia đình

Các vi trùng gây sâu răng có thể lây truyền từ người sang người. Vì vậy mỗi cá nhân trong gia đình phải giữ răng miệng sạch sẽ vì sức khỏe chung cho cả gia đình.

Nếu bàn chải của tất cả thành viên trong gia đình được đặt trong một chiếc cốc thì phải đảm bảo rằng các bàn chải không chạm với nhau. Điều này sẽ làm giảm nguy cơ vi khuẩn sâu răng sẽ đi từ các bàn chải vào miệng. Mỗi người nên dùng một bàn chải riêng, tuyệt đối không dùng chung bàn chải với các thành viên khác.

Không dùng chung bàn chải cá nhân

Bú bình và bú sữa mẹ

Hạn chế cho bé bú bình quá khuya vì nó có thể gây ra sâu răng ở trẻ nhỏ. Sữa có chứa đường và chúng bám xung quanh răng bé vào ban đêm. Các vi khuẩn trên răng có thể biến đường thành acid ăn mòn men răng của bé.

Nếu em bé thực sự khát nước, mẹ hãy cho bé uống một ít nước đun sôi để nguội trước khi cho bé đi ngủ. Nếu đang cho bé bú bình, mẹ nhớ lấy bình ra khi bé uống hết nhé. Những điều này tuy nhỏ nhặt nhưng chúng sẽ góp phần bảo vệ hàm răng chắc khỏe và sáng bóng cho bé.

Chú ý ngừa sâu răng khi cho trẻ bú bình

Thuốc hít bệnh hen suyễn

Trẻ gặp trở ngại trong việc thở với bệnh hen suyễn quái ác. Một số bột hít trị hen suyễn có tính acid và có thể làm hỏng men răng. Điều này theo thời gian sẽ dẫn đến sâu răng nếu không vệ sinh răng miệng tốt.

Để tránh sâu răng, hãy nhắc nhở bé súc miệng bằng nước ngay lập tức sau mỗi lần sử dụng thuốc hít hen suyễn. Không nên đánh răng ngay sau khi sử dụng thuốc hít mà hãy chờ 30-60 phút sau để tránh làm hỏng men răng.

Các loại thuốc khác

Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của của trẻ vì hàm lượng đường trong chúng. Hãy kiểm tra nhãn của bất kỳ loại thuốc nào để chắc chắn rằng rất ít đường, đặc biệt là khi trẻ sử dụng thuốc trong thời gian dài.

Nước bọt giúp làm sạch và bảo vệ răng cho bé. Nếu không có nước bọt thì những vấn đề về răng miệng sẽ trở nên phổ biến hơn. Tuy nhiên, một số loại thuốc có thể làm giảm tiết nước bọt trong miệng dẫn đến khô miệng. Hãy nghe lời khuyên của bác sĩ về các loại thuốc trên. Với các trẻ lớn hơn có thể nhai kẹo cao su không đường. Kẹo cao su sẽ kích thích miệng tiết nước bọt giúp răng khỏi bị sâu

Bạn cũng có thể khuyến thích trẻ súc miệng bằng nước ngay sau khi uống thuốc và đánh răng với kem fluoride sau đó 1 giờ.

Thực phẩm và đồ uống không phải là tác nhân duy nhất gây sâu răng mà còn nhiều yếu tố khác. Hãy giữ vệ sinh răng miệng của bạn và bé luôn sạch sẽ bằng cách đánh răng với kem đánh răng có chưa fluoride. Hãy chung tay đẩy lùi sâu răng để có một hàm răng sáng bóng và một sức khỏe tốt nhé!