Giai đoạn đầu đời là giai đoạn rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân mà trẻ 8 tháng tuổi biếng ăn. Vậy, giải pháp là gì?
Lượng thức ăn trong ngày của trẻ 8 tháng tuổi
Ở giai đoạn từ 6-12 tháng tuổi, lượng sữa bé cần mỗi ngày từ 750-1000ml. Lúc này, bạn đã có thể cho bé tập ăn dặm. Chậm chậm từng chút một, bạn sẽ tăng dần lượng bột và giảm dần lượng sữa.
Trẻ được 8-9 tháng tuổi, hàng ngày có thể ăn hai đến ba bữa cháo mặn và một đến hai bữa ăn phụ. Món ăn phụ có thể là Sữa chua, hoa quả xay… Thức ăn mặn phải được thái nhỏ, nấu nhừ, có đủ thành phần tinh bột, đạm, rau xanh. Bạn cũng nên cho vào cháo của bé một thìa nhỏ dầu ăn và vài giọt nước mắm loại ngon.
Trong rau xanh có chứa một số vitamin tan trong dầu, vì vậy, cho dầu ăn vào bát cháo của bé, sẽ giúp bé hấp thụ được nhiều vitamin hơn. Nếu không có nước mắm, bạn có thể thay thế bằng chút xíu muối i-ốt cũng tốt. Nhưng bạn nên nhớ, đừng lấy khẩu vị của người lớn để nêm nếm thức ăn cho bé. Bé chỉ cần ăn rất nhạt, hơn nữa, khi lượng muối đưa vào nhiều, quả thận non yếu của bé sẽ phải hoạt động quá tải, nếu kéo dài, thận có thể bị suy và gây phù.
Cách cho trẻ 8 tháng tuổi biếng ăn ăn bổ sung
Nguyên tắc: Khi bắt đầu cho bé ăn dặm, cần phải tuân theo nguyên tắc: cho bé ăn từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc, từ tinh đến thô, từ một loại đến nhiều loại. Chủng loại thức ăn trong một bữa ăn được tăng lên khi sức khỏe cùng với bộ máy tiêu hóa của bé bình thường.
Cho trẻ ăn nhiều bữa trong 1 ngày. Nghiêm chỉnh thực hiện đúng thời gian biểu cho ăn. Ban đầu cho ăn bổ sung có thể cho trẻ ăn nhiều bữa: 6 bữa, mỗi bữa cách nhau hơn 2 giờ. Trong 6 bữa này có thể 3 bữa Sữa và 3 bữa cho ăn bột loãng. Sau đó rút dần còn 5 bữa, có thể với 2 bữa bú, 3 bữa bột sền sệt, tiến tới chỉ ăn 2 bữa bột đặc một ngày. Ăn bột xong có thể cho trẻ bú thêm nếu trẻ vẫn thèm bú.
Một vài thực phẩm có nhiều dưỡng chất cần thiết cho trẻ 8 tháng tuổi biếng ăn
Trong ngũ cốc có chứa rất nhiều đường, đường sẽ cung cấp nhiệt năng cho trẻ 8 tháng tuổi biếng ăn.
Protein, lipit và sắt có rất nhiều trong thức ăn có nguồn gốc động vật như trứng, sữa, thịt, cá, nội tạng, tôm, cua, lươn, nhộng… Thức ăn có nguồn gốc thực vật cũng rất giàu protein và sắt như ngũ cốc (gạo, khoai tây, khoai lang…), rau củ (rau muống, rau chân vịt…), đậu đỗ, (đậu nành, đậu xanh, đậu đũa, đậu trắng), đặc biệt là vừng, lạc.
Trong các loại đậu, thì đậu nành có hàm lượng protein, lipit rất cao, nhưng cần phải qua chế biến thì cơ thể mới hấp thu và tiêu hóa được. Phù hợp nhất với cơ thể trẻ nhỏ là đậu xanh nấu chín.
Vitamin, chất xơ, muối khoáng được tìm thấy rất nhiều trong rau xanh, các loại củ và trái cây tươi. Vitamin C có nhiều trong các loại rau có lá màu xanh đậm, vitamin A có trong các loại củ, quả màu Da cam.
Can-xi có nhiều trong thủy hải sản như tôm, cua, cá… Các chế phẩm từ Sữa như bơ, magarin, pho-mát, Sữa tươi, Sữa chua cũng là nguồn cung cấp can-xi dồi dào cho trẻ.
Xem thêm: Giải pháp cho tình trạng trẻ biếng ăn