Bà bầu bị chóng mặt buồn nôn vì do đâu và cách khắc phục

Khi mang thai, các chị em không thể tránh khỏi một số thay đổi về sức khỏe của mình, trong số đó hay gặp nhất là hiện tượng bà bầu bị chóng mặt, buồn nôn và hoa mắt. Điều này có thể lý giải là do hệ tim mạch và thần kinh không tự thích ứng với sự thay đổi của huyết áp của thai phụ. Nguyên nhân gây ra hiện tượng chóng mặt khi mang thai và cách chăm sóc bà bầu bị chóng mặt, buồn nôn thế nào cho đúng? Mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Nguyên nhân khiến bà bầu bị chóng mặt?

Bà bầu bị chóng mặt buồn nôn vì do đâu và cách khắc phục

  • Đứng lên quá nhanh khiến cơ thể không kịp điều chỉnh huyết áp, lượng máu trở về tim sẽ không đủ và kết quả là, huyết áp của bạn giảm xuống nhanh chóng gây ra choáng hoặc hoa mắt.
  • Nằm ngửa: Trong giai đoạn thai kỳ thứ hai và ba, tử cung đang lớn dần của bạn có thể làm chậm sự lưu thông máu ở chân do chèn lên các tĩnh mạch chủ dưới (tĩnh mạch lớn đưa máu từ phần dưới cơ thể về tim) và các tĩnh mạch khung chậu. Nằm ngửa khiến cho nhịp tim tăng, huyết áp giảm, và cảm thấy bồn chồn, hoa mắt, buồn nôn cho đến khi họ thay đổi vị trí.
  • Không ăn uống đủ chất, lượng đường trong máu có thể bị hạ thấp (hạ đường huyết), khiến bạn cảm thấy hoa mắt, chóng mặt hoặc ngất xỉu.
  • Thiếu nước cũng có thể gây chóng mặt khi mang thai.
  • Thiếu máu: Nếu bị thiếu máu, lượng oxy tới não và các cơ quan khác giảm, có thể làm cho bạn có cảm giác chóng mặt, choáng váng.
  • Nóng quá: ở trong một căn phòng quá nóng hoặc tắm nóng lâu có thể làm cho các mạch máu của bạn giãn ra, gây hạ huyết áp và khiến bạn chóng mặt.
  • Ngất do cường phế vị: Một số người bị chóng mặt khi cố sức ho, hoặc đi vệ sinh. Những hoạt động này có thể kích thích đáp ứng của dây thần kinh phế vị (tức là một phản ứng trên hệ thống tuần hoàn qua dây thần kinh phế vị) – gây giảm huyết áp và nhịp tim, dẫn đến chóng mặt, ngất xỉu.

Cách khắc phụ hiện tượng chóng mặt khi mang thai

Bà bầu bị chóng mặt buồn nôn vì do đâu và cách khắc phục

  • Ngồi lên từ từ, tránh đứng dậy đột ngột khiến máu không trở kịp về tim
  • Nếu đang đứng và bị chóng mặt bạn nên xem xét việc tìm kiếm một chỗ ngồi. Vẫn ngồi cho đến khi cảm giác này qua đi. Nếu cảm giác tiếp tục, bạn có thể xem xét nằm xuống.
  • Nếu bạn cảm thấy chóng mặt khi bạn nằm xuống, hãy thử xoay người qua trái hoặc phải sao cho mình cảm thấy thoải mái nhất.
  • Ăn uống đẩy đủ nước và chất dinh duỗng. Mang thai là một thời gian mà bạn nên chăm sóc hết sức của mình.
  • Tránh mặc đồ quá nóng, làm việc hoặc đi dạo trong thời tiết nóng.
  • Bổ sung các loại thực phẩm giàu chất sắt cho cơ thể (nhất là trong quý II – III)
  • Nếu bạn bị choáng váng liên tục, hoa mắt nặng hoặc hoa mắt sau khi bạn bị chấn thương ở đầu, bạn nên đi khám ngay để hạn chế các tai biến nguy hiểm hơn.

Trên đây, các bạn vừa tìm hiểu về vấn đề bà bầu bị chóng mặt nên làm gì. Hy vọng rằng những kiến thức trên hữu ích với bạn đọc.

HPCM
Ý kiến bạn đọc