Đau lưng khi mang thai khiến cho các mẹ bầu gặp nhiều phiền toái trong việc di chuyển. Vậy làm cách nào để giảm đau lưng cho bà bầu hiệu quả và nhanh nhất?
Theo thống kê, có khoảng 50% bà bầu bị đau lưng khi mang thai, nhiều nhất là 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Vùng bị đau thường nhất là vùng thắt lưng và khớp cùng chậu . Thông thường những phụ nữ đau lưng trước khi hoặc trong khi mang thai có nhiều khả năng sẽ tiếp tục đau lưng sau khi sinh.. Vậy nguyên nhân từ đâu và cách nào giúp giảm đau lưng khi mang thai cho bà bầu?
Phụ nữ mang thai thường bị đau lưng bắt đầu từ nửa tháng thứ hai của thai kỳ. Đau lưng khi mang thai khiến các mẹ bầu gặp nhiều phiền toái trong việc di chuyển làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Thế nhưng nếu biết áp dụng một số phương pháp làm giảm đau lưng thì tình trạng trên sẽ được cải thiện rõ rệt.
Nguyên nhân gây đau lưng ở bà bầu
Đau lưng khi mang thai thường xảy ra ở xương chậu nơi tiếp giáp với cột sống ở khớp cùng xương chậu. Có rất nhiều lý do xảy ra đau lưng tại vị trí trên. Dưới đây là một số nguyên nhân:
Do bệnh:
Đôi khi chứng đau lưng ở bà bầu có liên quan đến chứng đau thần kinh tọa: xuất hiện những cơn đau nhói ở phía mông và phía sau một bên chân. Nguyên nhân có thể do các dây chằng ở vùng lưng và cả xương chậu của bạn đã bị giảm chức năng.
Việc thay đổi nội tiết tố trong “thai kỳ có thể làm nới lỏng các khớp và dây chằng nối với xương chậu, cột sống. Progesterone hay hormone thai nghén khiến các dây chằng – kết nối giữa khung xương chậu và vùng lưng phía dưới bị “nhão nên thỉnh thoảng nó sẽ gây nên những cơn đau nhói vùng lưng. Đây chỉ là một khó chịu nhỏ của hormone thai nghén bởi vì, loại hormone này giữ vai trò khiến khung xương chậu được mềm dẻo và linh hoạt. Và có như thế thì khung xương chậu mới trở thành “không gian” nâng đỡ và hỗ trợ quá trình chuyển dạ sau này thành công.
Các cơ vùng bụng bị yếu đi:
Lúc chưa mang thai, các cơ vùng bụng đảm nhiệm một số nhiệm vụ như chịu sức ép từ cơ thể trong tư thế bạn nằm sấp, co giãn linh hoạt.
Còn trong khoảng thời gian mang bầu, cơ bụng hầu như không được giữ những vai trò vừa kể trên, nên các cơ này trở nên “yếu ớt” và bị giãn mạnh do tác động tự sự phát triển của thai, khiến cho vùng cơ lưng bị chèn ép, gây đau lưng ở bà bầu. Một số bà bầu trong lần mang thai thứ hai thường cảm nhận thấy sự lỏng lẻo của các cơ vùng bụng. Đó là vì các cơ này đã bị mềm đi ở lần mang thai đầu tiên.
Vị trí thai nhi:
> Bà bầu bị sốt có ảnh hưởng đến thai nhi và nên làm gì?
Vào giai đoạn cuối thai kỳ có thể gây nên những cơn đau lưng ở bà bầu do vị trí của thai nhi . Khi mang bé yêu trong bụng, chính lưng bạn là đối tượng phải gánh tất cả trọng lượng của bé. Nếu bé nằm trong bụng với vị trí lưng của bé ngược lại lưng của mẹ thì nó sẽ gây sức ép lên vùng xương lưng của người mẹ.. Để chịu được toàn bộ trọng lượng này, lưng của bà bầu bắt buộc phải cong về phía trước. Thai nhi càng phát triển, bụng mẹ bầu càng to và nặng hơn trong khi nửa người phía trên lại ngả về sau, dẫn đến lưng phải cong về phía trước nhiều hơn và ngày càng mỏi hơn. Càng gần đến ngày sinh (khoảng từ tháng thứ 5 trở đi), những cơn đau lưng ở bà bầu sẽ ngày càng gia tăng và “tấn công” bà bầu vào lúc cuối ngày, khi cơ thể bà bầu đã mệt nhoài.
Ngồi sai tư thế:
Bà bầu ưa chuộng cách ngồi bệt, cố định gót chân xuống sàn nhà, chống hai tay ra phía đằng sau để giữ trọng lượng cơ thể, cách ngồi này sẽ khiến vùng lưng phía dưới bị đặt trong tình trạng căng thẳng và gây đau. Ngoài ra, tư thế đứng, di chuyển hoặc nhấc đồ vật không đúng cách cũng có khả năng gây tổn thương đến các cơ chằng vùng lưng.
Bí quyết giảm hiện tượng đau lưng ở bà bầu
Những bí quyết dưới đây sẽ giúp mẹ bầu giảm đau lưng một cách hiệu quả nhất:
Mang giày bệt:
Một số bà bầu chỉ cảm thấy thoải mái với giày bệt. Trong khi số khác lại cần gót cao một chút để giảm áp lực cho lưng. Nhìn chung, khi lưng bạn ngày càng có xu hướng thẳng ra thì giày gót cao sẽ góp phần làm tình trạng này thêm trầm trọng. Vì thế giày bệt sẽ hỗ trợ lưng tốt hơn.
Tránh nâng vật nặng:
Khi dây chằng trở nên lỏng lẻo hơn thì bà bầu cũng dễ bị tai nạn hơn. Nếu bà bầu nâng hay mang vác bất kỳ vật gì, hãy đưa nó sát về phía cơ thể, trùng đầu gối thay vì cúi lưng xuống và chớ có vặn người.
Ngồi đúng:
Khi bà bầu ngồi, hãy đảm bảo là lưng luôn được nâng đỡ. Luôn đặt 1 gối nhỏ có hình cây xúc xíc ở phía sau thắt lưng hoặc ngồi trên gối lõm hay có hình chữ D. Ngồi ghế tựa dành cho bàn ăn cũng sẽ giúp bảo vệ lưng tốt hơn là ngồi ghế mềm hay sofa vì lưng luôn được giữ thẳng.
Nghiêng hông:
Cũng có thể giúp giảm thiểu tình trạng đau lưng ở bà bầu. Nếu bị đau thắt lưng hãy tập động tác nghiêng hông 5 – 10 lần sau mỗi 10 – 15 phút khi bạn ngồi. Nếu ngồi lâu, hãy đứng dậy và đi lại loanh quanh một chút sau mỗi 20 phút.
Biết giới hạn của mình:
Cố gắng không nhấc những vật nặng. Nếu phải nhấc một vật gì đó hơi nặng, hãy nhấc một cách dứt khoát, đừng khom lưng gây căng thằng ở lưng
Mặc quần áo đúng kích cỡ:
Mặc quần áo đúng kích cỡ sẽ giúp cơ thể mẹ bầu thoải mái hơn và làm giảm áp lực lên vai và lồng ngực
Chú ý tới dáng điệu:
Khi đứng, hãy tưởng tượng rằng bạn được đo chiều cao, tức là tư thế đứng thẳng khi dựa sát vào tường, sao cho lưng và đầu thẳng hàng chạm vào tường. Căng cơ hông và cơ bụng cũng giúp lưng dễ chịu hơn.
Massage:
Các động tác massage dành cho lưng giúp lưng bà bầu thư giãn hơn. Bà bầu có thể liên hệ gói trị liệu dành riêng cho bà bầu tại để giảm các cơn đau lưng ở bà bầu.
Tập Yoga
Tập yoga cũng là cách để các bà bầu thư giãn hơi với các cơn đau lưng một cách hiệu quả tại nhà.
>> Những tư thế yoga tốt nhất dành cho bà bầu
Sau đây là hướng dẫn chi tiết các động tác mà mẹ bầu có thể thực hiện theo:
Hy vọng những thông tin về những bí quyết làm đau lưng hiệu quả cho bà bầu trên đây sẽ giúp cho các mẹ luôn khỏe mạnh và có một thai kỳ mang thai an toàn nhé!