Bệnh khí hư ở phụ nữ và những điều cần biết

Ở cơ thể nữ giới nào cũng có khí hư và điều này hết sức bình thường. Tuy nhiên, khi khí hư xuất hiện những vấn đề, là lúc cơ thể bạn đang vướng phải một loại bệnh nào đó. Do đó, nhận biết và hiểu rõ khí hư rất quan trọng để các bạn nữ đánh giá tình trạng cơ thể của mình.

Khí hư là gì?

Bệnh khí hư ở phụ nữ

Khí hư, hay còn được gọi là chất nhầy ở âm đạo, là một dịch nhầy được tiết ra ở cửa âm đạo. Khí hư co chức năng làm sạch cũng như giữ vệ sinh cho hệ sinh sản của phụ nữ. Chất lỏng này được tiết ra bởi các tuyến bên trong âm đạo và cổ tử cung, mang theo những tế bào chất và vi khuẩn ra khỏi cơ thể. Điều này giúp cho âm đạo phụ nữ được sạch sẽ và ngăn ngừa bị nhiễm trùng.

Hầu hết, tiết khí hư là điều hoàn toàn bình thường. Số lượng dịch tiết ra có thể khác nhau, mùi và màu sắc cũng khác nhau (từ màu trắng trong đến mùi trắng đục như sữa), tùy vào mỗi người và tùy theo chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Ví dụ, khí hư thường ra nhiều hơn khi bạn đang rụng trứng (trước và trong thời kỳ kinh nguyệt), cho con bú hoặc đang bị kích thích tình dục. Mùi cũng có thể khác nếu bạn đang mang thai hoặc bạn không chăm sóc vệ sinh cá nhân kỹ lưỡng.

Bệnh khí hư ở phụ nữ 1

Không có trường hợp về khí hư nào là đáng lo ngại trong những trường hợp trên. Tuy nhiên, nếu mùi sắc, mùi của khí hư quá bất thường và khó chịu, hoặc lượng khí hư tiết ra quá nhiều, kèm theo là biểu hiện ngứa hoặc nóng rát âm đạo, thì việc này báo hiệu bạn đang bị nhiễm trùng.

Nguyên nhân gây ra bệnh khí hư

Bệnh khí hư được gây ra bởi một vài vi rút bệnh nhiễm trùng, làm nên sự thay đổi trong số lượng, tính chất, màu sắc cũng như mùi của dịch tiết âm đạo. Sau đây là một vài nguyên nhân gây ra các bệnh về khí hư ở phụ nữ:

  • Bacterial vaginosis: nhiễm khuẩn âm đạo, được sinh ra bởi sự mất cân bằng trong việc phát triển của các loại vi khuẩn hiện diện sẵn trong âm đạo. Người ta thường không biết chính xác lý do tại sao sự mất cân bằng trong sinh trưởng của vi khuẩn xảy ra. Tình trạng gây ra khí hư có mùi hôi này bởi một loại vi khuẩn gây nhiễm trùng thường lây qua đường tình dục. Nhiễm vi khuẩn này phổ biến ở người phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ có nhiều bạn tình.
  • Trichomonas (hay Trich, Trichomoniasis), là một loại nhiễm trùng một loại ký sinh trùng đơn bào, hay còn được gọi là trùng roi. Các nhiễm trùng này thường lây qua đường tình dục.
  • Gonorrhea: bệnh lậu, là một loại bệnh lây qua đường tình dục (STD), bệnh này gây ra bởi các vi khuẩn lậu cầu.
  • Chlamydia: là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) do vi khuẩn Chlamydia hình cầu gây ra. Bệnh này xuất hiện nhiều ở nam giới hơn. Mặc dù phụ nữ bị nhiễm bệnh có thể không có triệu chứng, nhưng bệnh khí hư có thể xảy ra.
  • Candida: bệnh nhiễm trùng nấm men, xảy ra khi có phát triển quá mức của nấm men trong âm đạo, thường do sử dụng thuốc kháng sinh, steriod hoặc các yếu tố khác ảnh hưởng đến sự cân bằng tự nhiên của vi khuẩn ở vùng âm đạo. Loài Candida là loại nấm men là loại chính gây ra bệnh này.
  • Sử dụng thuốc tránh thai.
  • Dấu hiệu của ung thư cổ tử cung.
  • Thụt rửa âm đạo quá sâu, dùng xà phòng có nhiều hươn liệu hoặc xà phòng tắm không phù hợp để rửa vùng kín.
  • Nhiễm trùng vùng chậu hông sau phẫu thuật.
  • Viêm nhiễm vùng chậu (PID).
  • Teo âm đạo, thường xảy ra với phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh.

Các biểu hiện của bệnh khí hư và phỏng đoán nguyên nhân

Bảng biểu sau đây sẽ chỉ ra các biểu hiện khác nhau của khí hư và những nguyên nhân có thể xảy ra.

Loại (màu) khí hư Chuẩn đoán nguyên nhân Các biểu hiện bệnh khác
Khí hư lẫn máu hoặc màu nâu Chu kỳ kinh nguyệt không đều, hoặc giảm chu kỳ kinh, ung thư cổ tử cung hoặc bong nội mạc tử cung Khí hư lẫn máu bất thường, đau vùng chậu
Màu đục hoặc vàng Bệnh lậu Ra máu vùng kín bất thường, tiểu tiện không tự chủ, đau vùng chậu.
Nổi bọt, màu vàng hoặc màu xanh lục và có mùi hôi Nhiễm trùng trùng roi Đau và ngứa khi tiểu tiện.
Màu hồng Sự chảy máu của niêm mạc tử cung sau khi sinh con
Dày, trắng, sệt lại, có mùi Nhiễm trùng nấm men. Sưng và đau xung quanh âm hộ, ngứa, đau khi giao hợp.
Trắng, xám, hoặc màu vàng với mùi tanh Nhiễm khuẩn âm đạo Ngứa hoặc rát, tấy đỏ và sưng âm đạo hay âm hộ

 

Cách điều trị khi nghi ngờ bị nhiễm khí hư

1.Đối với tất cả các vấn đề thuộc âm đạo và âm hộ, bạn cần cẩn thận tránh dùng các chất gây kích ứng. Bạn có thể tự chữa bệnh tại nhà. Những danh sách bạn nên làm và không nên làm được nói đến sau đây:

Không nên:

  • Không sử dụng sữa tắm hoặc gel tắm.
  • Không dùng dung dịch khử trùng khi tắm bằng bồn.
  • Không gội đầu trong bồn tắm hoặc phòng tắm, vì dầu gội có thể dính vào vùng âm hộ.
  • Không sử dụng chất khử mùi vùng kín hoặc khăn giấy có hóa chất.
  • Không thụt rửa âm đạo (dùng xà phòng và rửa sạch quá mức), việc này là không cần thiết và có thể gây hại.
  • Không mặc quần bó, nên mặc quần thun.

Nên:

  • Sử dụng bột giặt có nhãn “dành cho da nhạy cảm” để giặt đồ lót cũa bạn, tránh chất làm mềm vải hoặc chất có mùi nồng nặc.
  • Thêm 2 muỗng muối lớn vào nước tắm của bạn, hoặc rửa vùng kín bằng nước ấm pha với muối.
  • Nếu bạn gặp phải việc đau khi đi tiểu, bạn nên tiểu trong nước (trong bồn tắm), hoặc vừa tiểu vừa dội nước ấm vào.
  • Sử dụng xà bông xong hương liệu.
  • Gội đầu ở bồn rửa, hoặc nghiêng về phía trước để tránh xà phòng rớt xuống.
  • Dùng đồ lót bằng vải cotton.

2.Trong chu kỳ kinh nguyệt, thay băng vệ sinh hoặc tampons thường xuyên (ít nhất là 2 đến 3 lần mỗi ngày), không sử dụng băng vệ sinh nếu bạn không trong chu kỳ kinh.

3. Nói chuyện với bạn tình của bạn. Hãy hỏi xem anh ấy có tiết dịch ở niệu đạo (lỗ ở đầu dương vật) hoặc có bất kỳ đau nhức hay kích ứng ở dương vật không. Nếu anh ấy nói có, hoặc có bất cứ lý do gì để bạn nghi rằng anh ấy bị nhiễm trùng lây qua đường tình dục, bạn tình của bạn nên đi khám tiết niệu để kiểm tra. Không quan hệ tình dục cho đến khi biết chuẩn đoán được bệnh.

4. Nếu khí hư của bạn trắng, vón cục và ngứa, bạn có thể bị nhiễm nấm Candida. Với biểu hiện bệnh này, bạn có thể mua thuốc trị nấm vùng kín từ những cửa hàng bán thuốc. Tuy nhiên, nếu như thử điều trị bằng kem 1 đến 2 ngày mà triệu chứng vẫn không giảm, hoặc bệnh khí hư con nặng hơn. Tốt nhất là bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa hoặc bệnh viện để có chuẩn đoán đúng.

  • Một số thuốc có thể có hiệu quả trong điều trị viêm âm đạo do vi khuẩn, bao gồm metronidazole (Flagyl), tinidazole (Tindamax), và kem clindamycin (Cleocin). Các loại thuốc này cũng có hiệu quả trong việc điều trị các bệnh nhiễm trùng trichomonas (nhiễm trùng trùng roi). Metronidazole (Flagyl) hoặc tinidazole (Tindamax) là dạng thuốc uống với một liều duy nhất. Điều quan trọng là bạn tình cần được điều trị cùng lúc để tránh tái nhiễm.

Bệnh khí hư ở phụ nữ 2

  • Trong quá khứ, penicillin là thuốc được lựa chọn để điều trị bệnh lậu không biến chứng. Tuy nhiên, các chủng mới của bệnh lậu đã trở nên đề kháng với thuốc penicillin, và do đó khó khăn hơn để chữa trị gồm. Bệnh lậu có thể được điều trị bằng cách tiêm ceftriaxone (Rocephin) hoặc uống thuốc cefixime (Suprax). Kháng sinh khác cũng có thể được sử dụng.
  • Chlamydia thường được điều trị bằng cách uống azithromycin (Zithromax, Zmax) hoặc doxycycline (Vibramycin, Oracea, Adoxa, Atridox và những người khác).
  • Nhiễm nấm âm đạo có thể được điều trị bằng các loại kem bôi như butoconazole (Gynazole 1), clotrimazole (Lotrimin), miconazole (Monistat 3, Monistat 5, Monistat 7, M-Zole hai gói, Micon 7), và terconazole (Terazol 3, Terazol 7). Nystatin (Mycostatin, sinh Statin, Nilstat) cũng có sẵn ở dạng viên đặt âm đạo. Thuốc uống như fluconazole (Diflucan) cũng có thể được sử dụng nếu cần thiết.
  1. Cách tốt nhất là bạn nên đến phòng khám về tiết niệu để kiểm tra. Các phòng khám có thể kiểm tra hầu hết nguyên nhân gây ra bệnh khí hư của bạn. Và bạn nên đi đến bác sĩ về tình dục nếu như bạn nghi ngờ bệnh khí hư của mình liên quan đến bệnh tình dục (bạn đã có quan hệ tình dục với một bạn tình mới, hoặc bạn tình của bạn có dấu hiệu đau dương vật).

Bác sĩ kiểm tra về bệnh khí hư của bạn như thế nào?

Thông thường, các bác sĩ sẽ hỏi về tình hình sức khỏe của bạn và hỏi về các triệu chứng. Các câu hỏi có thể bao gồm:

  • Bệnh khí hư xuất hiện khi nào?
  • Màu của khí hư là gì?
  • Khí hư có mùi không?
  • Bạn có bị ngứa, đau hay nóng rát ở trong hoặc xung quanh âm đạo?
  • Bạn có nhiều hơn một người bạn tình?
  • Bạn có thụt rửa sâu?

Thông thường, khi các bác sĩ nghi ngờ bạn bị nhiễm khuẩn đường âm đạo, họ sẽ dùng tăm bông để lấy mẫu khí hư của bạn.

Mẫu thử này được gửi đến phòng xét nghiệm, với phương pháp xét tính axit của khí hư bằng quỳ tím hoặc pha trộn với một vài hỗn hợp đặc biệt để xem bạn có bị nhiễm khuẩn hay không. Các bác sĩ cũng kiểm tra xem bạn có mắc bệnh lây qua đường tình dục nào không.

Bệnh khí hư ở phụ nữ 3

Đặc biệt, khi chữa trị bệnh khí hư, bạn phải tuyệt đối tuân theo liệu trình cũng như các loại thuốc của bác sĩ, để có được kết quả tốt. Lưu ý là nên tái khám thường xuyên theo lịch của bác sĩ kể cả khi bệnh khí hư đã hết, vì nó có thể quay trở lại bất kì lúc nào.

Lược dịch và tổng hợp từ WebMD, EmbarrassingproblemsEmedicinehealth.

HPCM
Ý kiến bạn đọc