Bà bầu bị gò cứng bụng có nguy hiểm không?

Khi mang thai, phụ nữ phải trải qua các vấn đề sức khỏe khác nhau tùy theo thể trạng cơ thể cũng như các yếu tố tác động bên ngoài. Trong đó, những cơn gò cứng bụng là một tình trạng khá phổ biến thường xảy ra cho các thai phụ đang trong cuối quý 2 đến quý 3 thai kì, cũng có thể xuất hiện rất sớm từ tuần 12 trở đi. Liệu đây có phải là một dấu hiệu nguy hiểm?

Mời bạn cùng theo dõi bài viết sau đây để làm sáng tỏ các vấn đề bà bầu bị gò bụng.

Bà bầu bị gò cứng bụng
Gò cứng bụng là triệu chứng thai phụ thường gặp

Nguyên nhân khiến bà bầu bị gò cứng bụng rất đa dạng. Nếu bạn nhận thấy đây chỉ là những cơn gò nhẹ không xuất hiện thêm các triệu chứng nghiêm trọng như đau lưng chảy máu âm đạo thì đừng lo lắng quá nhé! Hầu hết các bà mẹ mang thai đều có triệu chứng đa thường trong thai kì nhưng sẽ nhẹ hơn khi em bé chào đời. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp khiến thai phụ bị cứng bụng

Hiện tượng táo bón:

Nếu thai phụ ăn uống thiếu chất không khóa học thì sẽ khiến thức ăn khi được nạp vào rất khó hấp thụ, gây ra sự quá tải với hệ tiêu hóa, tác động nghiêm trọng đến tử cung, gây ra hiện tưng căng tức khó chịu.Vì vậy, các bà bầu cần cân bằng chế độ dinh dưỡng thường xuyên bổ sung các loại thực phẩm và rau giàu chất xơ.

Tử cung bị gây áp lực:

Thai nhi nằm gọn trong tử cung và phát triển hoàn toàn cho đến lúc lọt lòng mẹ. Do vị trí tử cung nằm giữa bàng quang và trực tràng nên khi  thai nhi càng lớn sẽ chèn ép vào những cơ quan khác gây ra hiện tượng cứng bụng. Thông thường trên thực tế tử cung đã bắt ầu chèn ép vào các cơ quan lân cận ngay từ giai đoạn thai kì thứ 1 nhưng đến thai kì thứ 3, mẹ mới cảm nhận rõ.

Xương thai nhi phát triển

Khi xương thai nhi phát triển và tăng chiều dài thì vào cuối quý thứ 2 thai kì, các bà bầu sẽ cảm thấy những cơn gò nhẹ trên bụng khi thai nhi xoay người.

Những vết rạn da

Tình trạng gò cứng bụng có thể gây ra bởi các vết rạn da. Các vết này hình thành do da không đủ thời gian thích nghi với sự thay đổi nhanh chóng của tử cung.

Hy vọng những thông tin sau đây sẽ giúp cho bạn biết thêm có thêm kiến thức về triệu chứng gò bụng khi mang thai nhé! Đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo để biết thêm kiến thức cần trang bị khi mang thai nhé!

HPCM
Ý kiến bạn đọc