Các triệu chứng viêm hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ

Mùa lạnh là mùa mà các chứng bệnh về viêm hô hấp thường xuyên xảy ra, đặc biệt là với trẻ em. Dưới đây là những triệu chứng mà trẻ bị viêm hô hấp thường mắc phải:

1. Có bao nhiêu loại viêm đường hô hấp?

Viêm đường hô hấp được chia thành hai loại:

Viêm đường hô hấp cấp tính: Bệnh thường xảy ra khi có một số yếu tố thuận lợi tác động vào như thay đổi thời tiết từ nóng sang lạnh; uống nước quá lạnh hoặc nước đá, kem; nằm, ngồi trước luồng gió lạnh của quạt hoặc điều hòa nhiệt độ…

Những triệu chứng thường gặp khi trẻ bị viêm hô hấp
Những triệu chứng thường gặp khi trẻ bị viêm hô hấp

Viêm đường hô hấp mãn tính: khi bị viêm đường hô hấp trên cấp tính mà không được điều trị hoặc điều trị không dứt điểm thì rất dễ dàng chuyển thành viêm đường hô hấp mạn tính.

2. Các triệu chứng dễ phát hiện khi trẻ bị viêm hô hấp

Những triệu chứng thường gặp khi trẻ bị viêm hô hấp
Những triệu chứng thường gặp khi trẻ bị viêm hô hấp

Các biểu hiện lâm sàng khi trẻ bị viêm hô hấp rất đa dạng và ở nhiều mức độ khác nhau. Trẻ bị viêm đường hô hấp thường sốt, sổ mũi, nghẹt mũi, biếng ăn hoặc ói,… Nặng hơn có thể là thở nhanh, cánh mũi phập phồng, nặng hơn nữa là nhìn thấy lồng ngực bị rút lõm trong khi thở vào, thở rít, tím tái. Nếu không được xử trí kịp thời trẻ có thể hôn mê, co giật… hoặc thậm chí có thể gây tử vong cho trẻ bị viêm đường hô hấp.

3. Cách xử lý khi trẻ bị viêm hô hấp

Khi phát hiện các triệu chứng trẻ bị viêm hô hấp, cha mẹ cần cho trẻ thăm khám tại các cơ sở y tế
Khi phát hiện các triệu chứng trẻ bị viêm hô hấp, cha mẹ cần cho trẻ thăm khám tại các cơ sở y tế

Khi phát hiện hoặc nghi ngờ những triệu chứng của viêm đường hô hấp, bạn cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để đánh giá mức độ bệnh, hầu hết trẻ bị viêm hô hấp cấp thể nhẹ hoặc trung bình đều được bác sĩ chỉ định cho chăm sóc, theo dõi và điều trị tại nhà, cụ thể như:

  • Tiếp tục cho trẻ ăn, bú: Khi trẻ bị viêm hô hấp, trẻ thường biếng ăn, biếng bú. Các bậc cha mẹ nên khuyến khích và cho trẻ ăn, bú nhiều lần trong ngày theo khả năng của trẻ, không nên “ép trẻ ăn”. Nếu trẻ bị tắc mũi hoặc nghẹt mũi, phụ huynh cần làm thông thoáng mũi cho trẻ bằng nước muối loãng NaCl 0,9% giúp trẻ nhỏ có thể bú mẹ hoặc ăn uống dễ dàng hơn.
  • Cho trẻ uống đủ nước: trẻ được bổ sung đầy đủ nước sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, trẻ sẽ mau hồi phục hơn.
  • Nếu trẻ ho nhiều khiến trẻ khó chịu quấy khóc hoặc nôn ói nhiều: nên cho trẻ uống những loại thuốc ho an toàn có thể tự chế như tắc chưng đường, mật ong hấp gừng, tần dày lá hoặc các loại thuốc ho có nguồn gốc thảo mộc – thảo dược chế biến sẵn theo khuyến cáo của bác sĩ điều trị hoặc phụ huynh cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi cho trẻ sử dụng.

3. Phòng ngừa trẻ bị viêm hô hấp

Bao gồm: tránh không để bé bị nhiễm lạnh, tránh cho bé tiếp xúc với người bệnh. Những thành viên trong gia đình thường xuyên tiếp xúc với bé nếu có bệnh phải được điều trị ngay. Hạn chế đưa bé đến nơi đông người trong mùa dịch, hạn chế cho bé đến các nơi nhiều bụi (khi ra đường nên cho bé mang khăn che mặt hoặc khẩu trang), hạn chế cho bé uống thức uống quá lạnh, khuyến khích bé uống nhiều nước, chăm sóc dinh dưỡng tốt để nâng cao sức đề kháng cho bé.

HPCM
Ý kiến bạn đọc