Chứng tê tay chân ở bà bầu và cách điều trị

Với người bình thường, thỉnh thoảng bạn vẫn bị tê tay chân và có cảm giác như kiến bò. Tuy nhiên, đối với một số bà bầu, đặc biệt là những người mang thai ở giai đoạn 3 tháng cuối, thì vấn đề này còn trầm trọng hơn nhiều. Do đó, nhiều mẹ bầu lo lắng không biết triệu chứng này có nguy hiểm và gây hại đến thai nhi hay không. Chứng tê tay chân ở bà bầu và cách điều trị sẽ giúp các bạn.

Chứng tê tay chân ở bà bầu

Thông thường, tê tay chân chỉ xảy ra vào ban ngày, khi bạn ngồi hoặc ở một tư thế nào đó quá lâu. Thế nhưng, mẹ bầu còn bị vào lúc đêm khuya, khi đang ngủ.

Nhiều người thường bị tỉnh giấc, giật mình vì thấy tay hoặc chân mình như mất cảm giác, rồi lại có lúc như có kim châm, có kiến bò. Dù không gây hại, nhưng nó khiến cho giấc ngủ của mẹ bầu bị ảnh hưởng và không tốt cho sức khỏe.

Chứng tê tay chân ở bà bầu và cách điều trị 1
Bà bầu bị tê tay chân

Cụ thể, bạn sẽ có cảm giác tê tê ở đầu ngón tay, chân, giống như bị châm chích, kiến bò bên trong. Trường hợp nặng hơn, có thể kèm theo cảm giác nóng, hơi đau nhức. Triệu chứng này có khi xuất hiện ở ngón tay, bàn tay, ngón chân, bàn chân, cổ chân, cổ tay, vùng thắt lưng, đùi, mông…

Nguyên nhân gây ra chứng tê tay chân ở bà bầu

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn hết hiện tượng này ở bà bầu:

  • Do tay chân bị chèn ép khi ngủ, hoặc ở một tư thế quá lâu, khiến cho máu bị chèn ép và kém lưu thông.
  • Do bị phù nề, gây ra hiện tượng rãnh cổ tay bị sưng gây co kéo các dây thần kinh, làm đầu ngón tay bị tê, có khi lan ra cả bàn tay.
  • Do thai to chèn ép các mạch máu, thường là vào những tháng cuối thai kỳ, khiến cho việc tuần hoàn máu khó khăn và tay chân dễ bị tê mỏi.
  • Do bệnh liên quan khác như thiếu vitamin và khoáng chất, nhất là canxi và magie, B1, B2, axit folic, bị tổn thương dây thần kinh ngoại vi. Một số bệnh nặng hơn như đái tháo đường, cao mỡ máu, béo phì…

Cách điều trị chứng tê tay chân ở bà bầu

Có những cách như sau để khắc phục chứng tê tay chân này:

  • Tư thế ngủ thoải mái: không dùng cánh tay để gối đầu, cũng như khi ngủ nên kê chân cao lên một chút, vừa giảm tê vừa chống phù nề.
Chứng tê tay chân ở bà bầu và cách điều trị 2
Tập thể dục chữa tê tay chân
  • Tư thế đi ngồi đúng cách: đặc biệt là những người làm việc với máy tính và ngồi nhiều, thì bạn nên tranh thủ đi lại và vận động các khớp. Lúc ngồi, hãy gác hai chân lên, cánh tay nên đặt trên thành ghế để tránh tê mỏi.
  • Thường xuyên vận động: nên tập những động tác chuyên dành khớp tay, chân và tập thường xuyên, nhẹ nhàng để giảm tê.

Ngoài ra, nếu như triệu chứng tê quá nặng, dẫn đến việc cơ thể bị ảnh hưởng, sức khỏe suy giảm thì bạn nên đến ngay bác sĩ để khám.

HPCM
Ý kiến bạn đọc