Bé ở nhà ăn rất khỏe nhưng vẫn không thấy tăng cân xíu nào. Thậm chí còn còi xương và nhỏ con hơn các bạn cùng trang lứa. Vậy trẻ chậm tăng cân nguyên nhân do đâu và giải pháp để bố mẹ áp dụng để cải thiện tình hình này cho bé như thế nào?
Mời các mẹ xem bài viết dưới đây để có cái nhìn tổng quan hơn về vấn đề trẻ chậm tăng cân nhé!
Nguyên nhân khiến trẻ chậm tăng cân
Bé bị nhiễm ký sinh trùng như giun sán
Ở Việt Nam, nhiễm giun sán dường như rất phổ biến ở trẻ em. Giun sán không quá nguy hiểm nhưng nó sẽ chia nhỏ thức ăn thi đi vào dạ dày của bé. Nếu phụ huynh không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khiến trẻ chậm tăng cân và có nguy cơ suy dinh dưỡng rất cao.
Bé ăn nhiều nhưng tiêu hóa và hấp thu kém.
Khi trẻ kém hấp thu chất dinh dưỡng, mẹ sẽ thấy những biểu hiện sau:
– Bé luôn trong tình trạng mệt mỏi, uể hoải, không thích hoạt động nhiều và giấc ngủ không chất lượng.
– Bé thường xuyên đau bụng, trướng bụng hoặc sôi bụng.
– Đi ngoài nhiều lần trong ngày nhưng rất lỏng, có nhiều nước nàu vàng nhạt và có mùi tanh.
– Bé phát triển không bình thường, biếng ăn, sụt cân hoặc chậm tăng cân.
Cho trẻ ăn không đúng cách
Chỉ nấu cháo bằng nước hầm xương, cho bé ăn hoa quả và uống sữa cùng lúc, ép ăn, kiêng cử dầu ăn,…là những sai lầm khi cho trẻ ăn.
Các mẹ hãy thay đổi chế độ dinh dưỡng của bé sao cho thật hợp lý và cho bé ăn đúng cách thì tình trạng chậm tăng cân sẽ được cải thiện.
Nhu cầu dinh dưỡng cao hơn bình thường
Một số bé có khả năng tăng trưởng và phát triển cao hơn bình thường nhưng bố mẹ lại chưa cung cấp đầy đủ dinh dưỡng. Cho nên, bé ăn dù nhiều nhưng vẫn bị chậm tăng cân.
Giải pháp cho trẻ chậm tăng cân
Khi bé ở nhà bị chậm tăng cân bởi một trong các nguyên nhân trên, phụ huynh có thể làm những điều sau đây:
– Tẩy giun định kỳ cho bé
– Cho bé ăn đủ chất và đa dạng: Hãy cho bé ăn đủ các chất dinh dưỡng có trong nhiều loại thức ăn khác nhau để hệ tiêu hóa của bé hấp thu hiệu quả. Đừng có bé ăn quá ít hoặc quá nhiều một loại thức ăn nào đó vì nó có thể làm cho bé thiếu chất dinh dưỡng và không phát triển toàn diện.
– Đối với trẻ trong độ tuổi từ 4-6 tháng, ngoài việc cho con bú, mẹ phải bổ sung thực đơn ăn dặm để cung cấp chất dinh dưỡng cho bé.
– Không nên cho trẻ ăn vặt: Ăn vặt sẽ khiến bé không cảm thấy đói và khó khăn khi ngồi vào bữa ăn chính.
– Chia nhỏ bữa ăn: Thay vì 1 ngày 3 bữa, mẹ có thể chia nhỏ thành 5-6 bữa để bé không cảm thấy chán ăn và ăn ngon hơn.
– Ăn sữa chua và uống sữa: Ăn sữa chua sẽ giúp hệ tiêu hóa có thêm lợi khuẩn và hoạt động trơn tru hơn. Sữa sẽ cung cấp cho bé những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
– Mẹ cũng có thể áp dụng thực đơn cho trẻ biếng ăn và chậm tăng cân để giúp bé ăn ngon hơn và phát triển một cách bình thường.
– Nếu cần thiết, hãy cho bé đi khám bác sĩ dinh dưỡng để có giải pháp hợp lý và hiệu quả nhất.
Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp phụ huynh có cái nhìn rõ hơn về tình trạng trẻ chậm tăng cân và giúp bé tăng trưởng, phát triển một cách toàn diện.
Chúc các mẹ thành công!