Gót chân khô ráp, nứt nẻ dẫn đến ngứa ngáy, dễ mắc các bệnh viêm nhiễm ngoài da, thậm chí cảm giác đau rát do vết nứt đi vào sâu gót chân khiến bạn cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày cũng như gây mất thẩm mỹ. Điều này vốn là nỗi băn khoăn không chỉ riêng ai.
Nứt gót chân là hiện tượng vùng da gót chân bị bong tróc, nứt nẻ thậm chí gây cảm giác đau rát và chảy máu nếu các vết nứt đi sâu vào da. Tình trạng này nếu không được khắc phục ngay sẽ dẫn đến vết nứt ngày một sâu hơn, “mở cửa” cho các vi khuẩn có hại trong môi trường xâm nhập vào bàn chân gây nhiễm trùng thậm chí hoạt tử gót chân cũng như lan rộng ra cả bàn chân.
Các nguyên nhân gây ra bệnh nứt nẻ, thô ráp gót chân
- Da bị thiếu độ ẩm cần thiết
Thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng ẩm sang khô hanh hoặc ngược lại khiến da bị mất độ ẩm. Thêm vào đó, trong điều kiện khô lạnh nhưng lại thiếu biện pháp bổ sung, cân bằng độ ẩm là nguyên nhân gây hiện tượng khô ráp, nứt nẻ cho làn da, đặc biệt vùng da gót chân bị khô rạn, bong tróc, …Mặt khác, thói quen ngâm chân trong nước nóng quá lâu cũng làm mềm yếu da chân vào mùa khô lanh, gây tổn thương vùng da gót chân.
Đồng thời, nguyên nhân thiếu độ ẩm dẫn đến nứt da cũng đến từ việc thường xuyên tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa, xà phòng trong sinh hoạt hằng ngày như tắm gội, giặt giũ, rửa chén, … Những chất này có độ tẩy mạnh làm mất đi lớp màng bảo vệ da tự nhiên bên ngoài, khiến da trở nên khô yếu dẫn đến nứt nẻ.
Cơ thể không được bổ sung đầy đủ dưỡng chất vitamin và uống không đủ nước cũng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động chuyển hóa chất nuôi dưỡng làn da, từ đó làn da sẽ nhanh chóng bị lão hóa, giảm độ mềm mịn và trở nên héo úa, khô khan. Tình trạng khô da do uống thiếu nước thường xảy ra ở người lớn tuổi do cảm giác khát bị suy giảm theo tuổi tác khiến họ không kịp thời bổ sung nước cho cơ thể.
- Áp lực quá mức lên gót chân trong thời gian dài
Gót chân luôn phải đảm nhận nhiệm vụ nâng đỡ toàn bộ cơ thể trong mọi hoạt động thường ngày vì vậy ít nhiều đều bị ảnh hưởng do thói quen sinh hoạt thiếu khoa học. Đơn cử như việc đi bộ nhiều hoặc đứng quá lâu trên sàn cứng, gồ ghề sẽ ảnh hưởng xấu đến gót chân, như phồng rộp da, nứt da. Đồng thời, mang giày cao gót hoặc giày dép có đế cứng cũng gây tổn thương cho vùng da bàn chân và gót chân.
Bên cạnh đó, việc tăng cân thiếu kiểm soát hoặc do mang thai không chỉ gây rạn da ở vùng bụng và đùi mà cũng ảnh hưởng ít nhiều đến da chân. Cơ thể tăng cân nhanh sẽ tăng áp lực đối với lớp mỡ bình thường dưới gót chân, từ đó khiến da gót chân bị rạn nứt.
- Ảnh hưởng từ các bệnh ngoài da
Các bệnh ngoài da như bệnh chàm, suy giáp, vẩy nến hay eczema, viêm da dị ứng, … khiến da bị thiếu đi các nhân tố dưỡng ẩm tự nhiên như các amino axit, khiến lớp màng bảo vệ da bên ngoài bị suy yếu và phần da mỏng bên dưới dễ bị viêm nhiễm bởi môi trường.
Những người mắc các bệnh ngoài da thường cảm giác khô da và ngứa ngáy đến mức phải gãi liên tục hoặc dùng các thuốc. Điều này sẽ góp phần phá hủy nhanh chóng lớp màng bao bọc da, đặc biệt vùng da gót chân khi bị tổn thương do bệnh ngoài da vẫn chịu tác động sinh hoạt cơ thể càng khiến gót chân bị nứt nẻ nhanh chóng hơn và sâu hơn. Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn thâm nhập gây hoại tử một cách dễ dàng.
- Lam dụng thuốc
Việc lạm dụng thuốc quá nhiều, nhất là các loại thuốc điều tiết huyết áp, thuốc lợi tiểu hoặc thuốc trị mụn, kháng sinh dễ nảy sinh tác dụng phụ. Đó là làm tăng khả năng bốc hơi nước khỏi cơ thể nhanh hơn, da không lưu giữa đủ độ ẩm và trở nên khô khan, rạn nứt.
Cách phòng ngừa và điều trị nứt gót chân
Thứ nhất, cung cấp dưỡng chất cần thiết cho cơ thể bằng cách ăn uống bổ sung nhiều rau quả, trái cây và uống đủ nước. Đặc biệt nên tập thói quen uống đủ 2 lít nước mỗi ngày sẽ giúp da dưỡng ẩm hiệu quả. Nếu cảm thấy bàn chân bị khô, có dấu hiệu bong vảy, nứt nẻ nên sử dụng mỹ phẩm dưỡng da chuyên biệt cho vùng chân, gót chân để dưỡng ẩm và bảo vệ khỏi nguy cơ viêm nhiễm từ môi trường. Đơn cử như kem Gót Hồng Hoa Thiên có chứa nhiều thành phần thiên nhiên như Bơ Hạt Mỡ, Nghệ tươi, Lô hội, … vừa có tác dụng dưỡng ẩm, bảo vệ gót chân hiệu quả lại không lo gây kích ứng do tác dụng phụ.
Thứ hai, tập thói quen đi và đứng thẳng người, thoải mái nhằm tránh tổn thương vùng gót chân cũng như bàn chân. Không nên ép bàn chân đi giày cao gót quá nhiều hoặc mang giày, dép có đế cứng, sần sùi sẽ khiến gót chân dễ phòng rộp, bong tróc da, hãy mang vớ để vừa giữa ấm chân vào mùa lạnh, vừa bào vệ da chân. Hạn chế để chân tiếp xúc với các chất tẩy rửa và nên rửa lại bằng nước sạch sau khi tiếp xúc.
Thứ ba, chăm sóc và bảo vệ vùng da bị thô ráp, nứt nẻ hợp đúng cách và an toàn. Không nên tự ý gãi mạnh khi cảm giác ngứa mà phải bôi thuốc hoặc dùng sản phẩm có tinh chất chống viêm nhiễm, tái tạo làm lành da để bảo vệ vùng da gót chân khỏe mạnh, hồng hào.