Bệnh trĩ là một căn bệnh phổ biến ở Việt Nam, với gần 40 % dân số bị mắc bệnh theo thống kê của ngành y tế. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, từ trẻ đến già. Trong đó, số lượng trẻ em bị mắc bệnh trĩ tăng đáng kể trong những năm gần đây. Tuy không nguy hiểm lắm nhưng bệnh cũng khiến sức khỏe của trẻ bị ảnh hưởng sau này. Vậy bố mẹ cần có những lưu ý gì khi trẻ em bị mắc bệnh trĩ?
Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ở trẻ em
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh trĩ, có thể nằm trong số những trường hợp sau:
- Do bẩm sinh: đôi khi, trẻ sinh ra đã có trực tràng khá yếu, hệ tiêu hóa cũng yếu nên dễ gặp phải vấn đề liên quan đến trực tràng, hậu môn, điển hình là bệnh trĩ.
- Do thói quen ăn uống: nhiều trẻ rất khó ăn, cũng không chịu ăn đầy đủ chất xơ nhau rau, trái cây. Thêm vào đó, nhiều phụ huynh chỉ cho con ăn những thứ con thích, do đó chất dinh dưỡng không được cân bằng, gây táo bón kéo dài. Khi để lâu sẽ dẫn đến trĩ.
- Do vấn đề vệ sinh: đôi khi, trẻ không biết cách giữ vệ sinh cá nhân cũng ảnh hưởng, góp phần sinh ra bệnh trĩ.
Triệu chứng của bệnh trĩ ở trẻ em
- Đau rát vùng hậu môn.
- Cảm giác ngứa và nóng hậu môn.
- Phân có lẫn máu.
- Sưng tấy vùng hậu môn, nhất là sau khi đi đại tiện.
- Bệnh nặng: xuất hiện búi trĩ, thò ra ngoài hậu môn.
Cách điều trị bệnh trĩ ở trẻ em
Khi nghi ngờ trẻ bị mắc bệnh trĩ, phụ huynh cần phải nhanh chóng đưa trẻ đến những trung tâm y tế hoặc bệnh viện để được chuẩn đoán và cho thuốc kịp thời. Có 2 phương pháp chữa bệnh trĩ:
- Bệnh trĩ nhẹ: bác sĩ có thể cho thuốc uống, cùng với những thuốc bôi kết hợp để có kết quả tốt nhất.
- Bệnh trĩ nặng: có thể bé phải tiến hành tiểu phẫu để búi trĩ được giải quyết hoàn toàn. Đồng thời cũng kèm theo thuốc uống để phòng bệnh trở lại.
Cách phòng ngừa bệnh trĩ ở trẻ em
Phòng ngừa ở đây không chỉ là ngừa bệnh trĩ, mà còn là ngăn không cho bệnh trĩ tái phát nếu như trẻ đã từng mắc bệnh. Các lời khuyên sau đây sẽ giúp ích bạn rất nhiều: