Cách bảo quản sữa mẹ khi vắt ra đúng cách

Sữa mẹ chứa rất nhiều dinh dưỡng thiên nhiên tốt cho trẻ nhỏ như đạm, đường, mỡ, vitamin và muối khoáng. Nhưng nếu sữa khi vắt ra mà lại để trong môi trường bên ngoài thời gian dài thì rất dễ nhiễm vi khuẩn gây biến chất sữa. Vì vậy cách bảo quản sữa mẹ đúng cách rất cần thiết để đảm bảo sữa mẹ cung cấp đủ dinh dưỡng cho các con nhỏ.

1.Cách bảo quản sữa mẹ

Sữa mẹ sau khi vắt ra có thể bảo quản trong bình thủy tinh có nắp đậy kín vì các thành phần có trong sữa mẹ được bảo quản tốt nhất trong thủy tinh, hoặc lưu trữ sữa trong túi bảo quản sữa chuyên dụng.

Đối với bình thủy tinh thì bạn nên luộc vô khuẩn rồi bỏ sữa vào và cất vào tủ lạnh. Nên xếp những bình sữa thành hàng ngang, bình ngoài cùng là bình cũ nhất, xếp theo thứ tự từ mới đến cũ. Bạn không nên đổ quá đầy vào bình để tránh việc sữa đổ ra ngoài, và mỗi bình tốt nhất là vừa đủ cho một lần ăn của trẻ.

Túi bảo quản sữa thì gồm một bình sữa và túi đá khô. Túi đá khô sẽ đảm bảo sữa được bảo quản trong môi trường sạch sẽ, an toàn. Lưu ý là ban phải làm sạch và diệt khuẩn bình sữa trước khi cho sữa vào. Như vậy thì sữa mới có thể được bảo quản đúng và an toàn.

Bảo quản sữa trong túi chuyên dụng

2. Thời gian bảo quản

Sữa mẹ sau khi vắt ra có thể lưu trữ tới 6 giờ ở nhiệt độ phòng mát, nếu ở nhiệt độ thấp hơn thì có thể giữ từ 8-10 giờ. Còn nếu bảo quản trong tủ lạnh thì ở ngăn mát, sữa có thể giữ trong 1-3 ngày. Còn nếu để trong ngăn đá, thời gian tối đa có thể bảo quản là 3 tháng. khi muốn bảo quản trong ngăn đá thì tốt nhất là để sữa trong ngăn mát trước rồi hãy chuyển lên ngăn đá.

Bảo quản sữa trong tủ lạnh

3. Cách sử dụng sữa mẹ đã bảo quản

Khi lấy sữa từ tủ lạnh ra bạn nên làm ấm sữa bằng cách đặt bình chứa sữa vào một bát nước nóng hoặc đổ nước nóng quanh bình chứa sữa. Lưu ý là không được làm nóng sữa mẹ bằng cách đun sôi hay cho vào lò vi sóng. Lò vi sóng có thể làm hủy hoại các chất kháng thể chống nhiễm trùng trong sữa mẹ, khiến sữa mất đi những chất dinh dưỡng cần thiết mà trẻ cần. Sữa mẹ sau khi đã được làm ấm vẫn có thể tiếp tục bảo quản ở tủ lạnh thêm 24 giờ nữa, nhưng không nên làm đông đá lần thứ hai.

Sữa bảo quản trong tủ lạnh thường có lớp chất béo nổi lên tạo thành một màng mỏng trên bề mặt nhưng bên dưới, sữa nhìn trong như nước. Vì thế, khi làm ấm bạn nên lắc đều để tái phân bố lại lớp chất béo trước khi cho trẻ ăn.

HPCM

Ý kiến bạn đọc