Rôm sảy làm trẻ ngứa ngáy, quấy khóc, biếng ăn, mất ngủ,…Vì vậy tìm ra cách trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh luôn là nỗi băn khoăn của các bậc làm cha mẹ. Sau đây là cách trị rôm sảy cho trẻ và những điều các bố mẹ cần biết để biết cách xử trí khi chon bị rôm sảy.
- Kiến thức về bệnh chàm ở trẻ em mà phụ huynh nên biết
- Bệnh ban đỏ ở trẻ em và những điều cần biết
- Bệnh chốc lở da ở trẻ em: Triệu chứng và cách điều trị
Triệu chứng trẻ bị rôm sảy
Triệu chứng là xuất hiện các mụn nước dưới da, sau đó nổi mẩn đỏ có thể gây ngứa cho trẻ, thông thường rôm sảy có thể tự khỏi nhưng cũng có một số trường hợp phải được điều trị. Ở trẻ em, rôm sảy có chủ yếu ở da đầu, cổ, vai, ngực và lưng nhưng cũng có thể có thêm ở kẽ nách, háng.
Rôm xảy thường xuất hiện ở đầu trẻ
Nguyên nhân gây rôm sảy ở trẻ
Nguyên nhân chính là do tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn, sự tắc nghẽn này do các ống mồ hôi ở trẻ phát triển chưa hoàn chỉnh, nên mồ hôi không có thoát ra ngoài. Đặc biệt lúc thời tiết nóng, đôi khi cũng do trẻ mặc quần áo, tã lót quá nóng, với một số loại vải pha nilon gây bí. Do vi khuẩn thường trú bám ngoài da, da bài tiết chất nhờn làm bít các ống tuyến mồ hôi.
Xử trí và phòng tránh rôm sảy
Khi bị rôm sảy, trẻ rất hay quấy khóc, khó chịu nên phòng của trẻ phải rộng rãi, thoáng mát, tránh đông người
Nên mặc quần áo vải cotton mềm, thoáng, rộng và nhạt màu cho trẻ.
Tắm cho trẻ ngày một lần để da sạch sẽ, mồ hôi được bài tiết dễ dàng, có thể tắm cho bé bằng mướp đắng, lá sài đất tươi giã nát, chè xanh (đảm bảo an toàn) cho vào miếng vải sạch lọc vắt lấy nước tắm hoặc có thể tắm cho bé bằng sữa tắm diệt khuẩn.
Sau khi tắm, lau khô trẻ bằng khăn tắm mềm, mịn, chất liệu cotton thấm hút tốt và không chà mạnh lên da trẻ. Tuyệt đối không sử dụng phấn rôm bôi lên chỗ rôm sảy.
Người mẹ cần ăn uống điều độ, tránh những đồ ăn nóng, nên ăn nhiều đồ mát và uống nhiều nước nếu đang cho con bú.
Quần áo của bé phải được giặt sạch và được phơi ở nơi không có bụi khói. Cắt ngắn móng tay, móng chân cho trẻ để tránh khi bị ngứa trẻ gãi làm nhiễm khuẩn da.
Cần đưa trẻ đi khám bệnh khi bị rôm sảy kéo dài hay có các dấu hiệu bội nhiễm như: da sưng, nóng, đỏ, đau; có mủ chảy ra; sưng hạch vùng cổ, nách, bẹn, sốt, ớn lạnh.
Ngoài ra các mẹ nên tìm hiểu thêm một số mẹo dân gian kết hợp với thảo dược để chữa trị rôm sảy cho trẻ và những điều bố mẹ nên làm và không nên làm khi bé đang mắc phải bệnh này.