Mắc bệnh quai bị khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi là một trong số thắc mắc hàng đầu được các mẹ quan tâm. Bệnh quai bị tuy chỉ là bệnh nhẹ, nhưng có thể để lại nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm nếu mẹ bầu không biết cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của mình. Liệu bà bầu bị quai bị có nguy cơ bị sảy thai không, và cần điều trị như thế nào để khắc phục những ảnh hưởng khó lường? Mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
- Bệnh quai bị ở trẻ em: Cách chữa trị và phòng ngừa
- Bà bầu bị sốt có ảnh hưởng đến thai nhi và nên làm gì?
- Mang thai uống nước có ga nguy hiểm như thế nào?
Bà bầu bị quai bị có nguy hiểm không?
- Bạn có biết: virut quai bị có thể gây viêm nhiễm buồng trứng, đồng thời làm cho tế bào trứng bị phá hủy, thậm chí có thể lây nhiễm sang thai nhi thông qua nhau thai.
- Sau khi mẹ bầu bị nhiễm virut quai bị thì sẽ phát bệnh nhanh, triệu chứng giống như bị cảm cúm như: sốt, nhức đầu, mệt mỏi, đau cổ họng, amidan sưng to nhưng đặc trưng là một hoặc hai bên amidan sưng to, lấy tai làm trung tâm lan tỏa ra phía trước, sau và phía dưới, ấn thấy đau, đồng thời đạt mức cao điểm từ 2 – 3 ngày, kéo dài khoảng 5 – 7 ngày.
- Nếu thai phụ đang ở giai đoạn 3 tháng đầu mà bị quai bị, người đó có thể gây sẩy thai hoặc sinh con dị dạng.
- Còn nếu bà bầu mắc bệnh quai bị trong 3 tháng cuối của thai kỳ có thể sinh non hoặc thai chết lưu.
Mang thai bị quai bị nên làm gì?
- Khi có dấu hiệu ốm sốt kèm với triệu chứng sưng viêm quai hàm, các mẹ nên nhanh chóng đi khám. Tuy chưa có loại thuốc nào chữa quai bị, nhưng bác sĩ sẽ giảm thiểu những triệu chứng khó chịu cho bạn như sốt, sưng quai hàm…
- Bạn nên ăn đồ ăn mềm, lỏng như: soup, sữa bò, mì sợi, thực phẩm bột, uống nhiều nước và nghỉ ngơi hợp lý. Ngoài ra, bạn cần giữ gìn vệ sinh khoang miệng sạch sẽ, dự phòng vi khuẩn tiếp tục viêm nhiễm và nhớ súc miệng sau mỗi bữa ăn.
- Điều quan trọng nhất khi mắc bệch quai bị trong thai kỳ, bạn không nên tự ý dùng thuốc điều trị, đặc biệt là các loại thuốc kháng sinh. Tốt nhất, bạn nên đi khám và thực hiện theo phác đồ điều trị của bác sỹ.
- Sau khi đã khỏi bệnh, các mẹ cần thường xuyên đi khám thai để xem bệnh có gây biến chứng gì cho thai nhi không và nhận được lời khuyện hợp lý của bác sĩ về tình trạng của mình nhé.
Phòng tránh bệnh quai bị cho thai phụ
- Cách phòng bệnh tốt nhất là tiêm vaccine, và nên tiêm trước khi lên kế hoạch mang bầu.
- Ngoài ra, cũng nên tránh tiếp xúc với những người mắc (hoặc đang nghi mắc) quai bị để tránh lây nhiễm.
Trên đây, các bạn vừa tìm hiểu về vấn đề bà bầu bị quai bị nên làm gì để khắc phục các biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Hy vọng rằng những kiến thức trên hữu ích với bạn đọc.