Bệnh di truyền có thể phòng tránh được không?

Bệnh di truyền có thể phòng tránh được không? Và làm thế nào để phòng tránh được những căn bệnh di truyền lây từ cha mẹ sang con? Để trả lời câu hỏi này, các bạn hãy tham khảo nội dung bên dưới được Hạnh Phúc Của Mẹ tổng hợp lại bên dưới nhé!

Bệnh di truyền là gì? Cha mẹ nên làm gì để con không mắc bệnh di truyền?

Hiểu biết đúng về bệnh di truyền (bệnh truyền từ cha mẹ sang con qua tế bào)

Bệnh di truyền là gì? Bệnh di truyền là bệnh do cha mẹ truyền cho con qua tế bào sinh dục (trứng hoặc tinh trùng). Bệnh sinh ra và liên quan chặt chẽ vào sự có mặt của các gen đột biến biến dị như bệnh ưa chảy máu, bệnh hồng cầu, bệnh loạn dưỡng sụn, mù màu…

Các bệnh di truyền chỉ có dịp bùng phát khi gặp điều kiện thuận lợi bên trong cơ thể người có sẵn bệnh hoặc phần nào từ tác động môi trường bên ngoài, một số bệnh như tiểu đường (đái tháo đường), tăng huyết áp (huyết áp cao), bệnh trầm cảm,..

Các bệnh di truyền nhất phải có biến dị bệnh gây ra sự biến đổi các cấu trúc phân tử từ bên trong cơ thể người bệnh hay còn gọi là “bệnh lý phân tử”.

Có một số người nhầm lẫn bệnh di truyền với những căn bệnh bẩm sinh, điểm khác nhau ở chỗ bệnh bẩm sinh là do biến đổi bệnh lý về gen, ADN hoặc nhiễm sắc thể của chính người bệnh giai đoạn phát triển bào thai khi cha mẹ bình thường và không có dấu hiệu bệnh về mặt di truyền.

Bệnh di truyền: có thể phòng tránh được nếu điều chỉnh kịp thời 1

Có nhiều bệnh di truyền từ cha mẹ sang con như cao huyết áp, tiểu đường… Ảnh minh họa: internet

Theo các bác sỹ chuyên khoa, các loại bệnh về di truyền chúng ta có thể sàng lọc, loại trừ nguy cơ và phòng tránh kịp thời nếu làm đúng cách.

Nhóm bệnh di truyền có thể sàng lọc:

Ngay từ trong giai đoạn phát triển bào thai, ta có thể sàng lọc các nhóm bệnh di truyền hoặc bẩm sinh sau: Bệnh Down (Hội chứng Down), các căn bệnh dị tật hàm mặt, dị tật tim. Bệnh Down: Hội chứng trẻ chậm phát triển về cả hình thái và mặt chức năng, những trẻ bị hội chứng Down thường nhỏ hơn trẻ đồng trang lứa nhưng lại dễ thừa cân, béo phì dù ăn theo chế độ kiểm soát, việc giáo dục trẻ bị hội chứng này cần phải duy trì suốt cuộc đời, mức độ chuyển biến của những trẻ này thường thấp hơn mức độ trung bình. Ngoài ra, các căn bệnh dị tật hàm mặt, dị tật tim, các dị tật này xuất hiện trong quá trình hình thành và phát triển từ giai đoạn thai nhi. Các dị tật có thể ở mức độ nhẹ không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống của trẻ sau này.

Giai đoạn mang thai, yêu cầu người mẹ phải thường xuyên khám định kỳ để BS sản khoa có thể phát hiện bệnh sớm nhờ vào xét nghiệm và siêu âm. Từ đó các bác sỹ sẽ có lời khuyên và tư vấn, hoặc điều trị phù hợp cho các bà mẹ mang thai, thậm chí cả việc xấu nhất là nên kết thúc thai kỳ sớm.

Các căn bệnh di truyền mang yếu tố cơ địa

Nếu trong gia đình đã có người bị các bệnh lý này thì người thân có thể cải thiện, tránh mắc bệnh bằng cách thay đổi lối sống, hành vi. Các bệnh di truyền mang yếu tố cơ địa như tiểu đường, tăng huyết áp, xơ vữa mạch vành, béo phì, trầm cảm.

Bệnh di truyền: có thể phòng tránh được nếu điều chỉnh kịp thời 2

Tiểu đường là bệnh di truyền nhưng có thể cải thiện bằng cách thay đổi hành vi, ối sống lành mạnh. Ảnh internet

Để phòng tránh bệnh mạch vành thì chế độ sinh hoạt điều độ, lành mạnh hạn chế căng thẳng, giảm stress và ngủ đủ giờ; không hút thuốc lá, kiêng ăn mỡ, da và nội tạng động vật. Biện pháp hạn chế nguy cơ mắc bệnh mạch vành là cần tăng cường đủ trái cây tươi và rau sạch trong thực đơn hàng ngày, không nên nhiều sản phẩm chứa tinh bột, tránh mì ống, bánh mì trắng, tất cả các loại thực phẩm biến sẵn, bánh rán và pizza.

Bên cạnh đó, người bệnh nên kiểm soát huyết áp, lượng đường huyết, lượng mỡ trong máu, cân nặng; tăng cường tập thể dục, chơi thể thao ít nhất 30 phút/lần (ba lần trong tuần).

Để loại trừ căn bệnh tăng huyết áp thì ngoài các biện pháp trên người bệnh nên giảm ăn muối từ nhỏ, tăng cường uống nhiều nước (từ 2-3 lít nước mỗi ngày)

Đặc biệt với căn bệnh trầm cảm, người bệnh cần sinh hoạt trong môi trường sống năng động, ngủ đủ giấc (7-8 tiếng mỗi ngày), thường xuyên giao tiếp cởi mở với người chung quanh, tránh lối sống khép kín, nên tự tạo niềm vui cho mình…

Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cho thấy, bệnh viêm khớp dạng thấp cũng có tính chất di truyền, mặc dù các liên kết di truyền là thấp nhưng nếu mẹ bị viêm khớp thì con sẽ có nguy cơ bị bệnh này cao hơn 50% so với người bình thường. Để ngừa các bệnh về khớp, bạn nên nên bổ sung các khoáng chất trong thực đơn ăn uống hàng ngay như canxi và phốt pho. Tăng cường các bài tập nhẹ nhàng cho xương khớp như đi bộ hoặc chạy bộ. Hạn chế làm việc hoặc khuân vác quá nặng, ngồi, ngủ sai tư thế để bảo vệ cột sống tránh các thiệt hại.

Nhóm di truyền mang bệnh thể lặn

Nhóm di truyền cơ địa nói trên, còn có những người bình thường mang bệnh ở thể lặn, nếu kết hôn với người có nguy cơ cao sẽ sinh ra con cái bị các bệnh về máu như hemophilia. Bệnh máu khó đông điều trị khó khăn, nhiều nơi chưa phát hiện được, tỷ lệ tàn phế cao. Hoặc nếu vợ chồng có quan hệ cận huyết, con cái cũng có nguy cơ cao bị bệnh di truyền.

Thật vậy các bệnh mang yếu tố di truyền đều có thể phòng tránh và sàng lọc để hạn chế tối thiểu nguy cơ. Để chuẩn bị tốt nhất cho sự phát triển của thai nhi, phòng tránh dị tật sớm là điều nên làm, các đôi vợ chồng sắp cưới, chuẩn bị mang thai nên khám tiền hôn nhân để được làm các xét nghiệm và sàng lọc, tư vấn đầy đủ.

HPCM

Ý kiến bạn đọc