Cách phân chia sữa cho bé uống trong từng thời kì

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ luôn cần được hấp thu những dưỡng chất tốt nhất, và sữa là nguồn dinh dưỡng để người mẹ nâng cao sức khỏe cho con nhỏ. Tuy vậy người mẹ cần học hỏi thêm về cách phân chia sữa cho bé uống, cũng như là cách cho con uống sữa hiệu quả và an toàn cho hệ tiêu hóa của con nhất.

phân chia lượng sữa cho bé Học cách cho bé uống sữa qua từng thời kì hợp lý

Có thể nói, trong những tháng tuổi đầu tiên, bé nhà bạn sẽ phải cần rất nhiều dưỡng chất cung cấp cho cơ thể để tăng sức đề kháng và tránh khỏi tình trạng suy dinh dưỡng. Những loại sữa bột với những dưỡng chất tốt nhất cho bé, sẽ không thể nào sánh được bằng nguồn sữa mẹ dồi dào, tinh khiết.

Tuy vậy không phải người mẹ nào cũng có đủ lượng sữa cho con, hoặc có những bà mẹ không thể cho con bú vì tình trạng cơ thể. Biện pháp duy nhất các mẹ có thể làm lúc này là cho bé hấp thu thêm dinh dưỡng từ nguồn sữa bên ngoài. Song hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường khá yếu và không phải loại sữa nào cũng có thể phù hợp cho bé, bên cạnh đó dạ dày của trẻ nhỏ cũng không ổn định như người lớn, do vậy bạn cũng không thể cho bé uống sữa theo cách thông thường, mà cần biết phân phối lượng sữa cho bé, cũng như là lượng dinh dưỡng qua từng thời kì.

1. Trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh hoàn toàn phụ thuộc vào sữa mẹ, bởi sữa mẹ là nguồn sữa nhiều dinh dưỡng, tinh khiết và an toàn nhất. Nếu lượng sữa của mẹ quá ít, thì bạn cần bổ sung thêm cho bé nguồn sữa bên ngoài, nhưng cần đảm bảo thật chất lượng và an toàn.

cho trẻ sơ sinh bú sữa
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng an toàn nhất cho trẻ sơ sinh

Bạn chỉ cần cho bé uống 30ml sữa bột cho những lần đầu tiên, khi bé đã quen dần thì mới có thể tăng lên 60ml, mỗi cữ cách nhau 2-3 tiếng, và chắc chắn vẫn phải kết hợp thêm sữa mẹ với 8-12 lần mỗi ngày. Loại sữa cho bé trong thời kì này thường là những loại sữa chuyên dụng, công thức 1, với những dưỡng chất tương tự như sữa mẹ, phù hợp với quá trình hấp thu cho trẻ sơ sinh, không hề ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

2. 6 tháng tuổi đầu tiên

Khi bé đã tròn 1 tháng tuổi, có thể cũng đã ổn định hơn, tăng thêm cân. Giai đoạn này, mẹ vẫn tiếp tục cho bé uống sữa bột công thức 1 vì bé vẫn chưa có hệ tiêu hóa ổn định, lượng sữa uống cũng sẽ thay đổi theo từng tháng tuổi, ta sẽ có lượng sữa tương ứng như sau:

– 1- 3 tháng: 90ml – 120ml/lần, mỗi cữ cách nhau 2-3 tiếng, 8-9 lần/ngày.

Cụ thể:

  • 1 tháng tuổi: 90ml-100ml/lần, 7-8 lần/ngày
  • 2-3 tháng tuổi: 100ml-120ml/lần, 6-7 lần/ngày

– 4-6 tháng: 120-180ml/lần, mỗi cữ cách nhau 2-3 tiếng, 5-6 lần/ngày.

sữa cho bé 6 tháng tuổi
6 tháng tuổi bé nên uống sữa công thức 1

Có thể thấy, dạ dày của bé lúc này đã lớn hơn, do đó bạn cần tăng lượng sữa lên qua từng thời kì và tùy theo cơn đói của bé mà bạn có thể lượng cho bú, tuy vậy đừng để bé uống sữa quá no cũng như là thời điểm uống sữa tương ứng với đúng giờ ăn. Đừng cho bé uống vào giữa đêm, ảnh hưởng giấc ngủ của bé cũng như là hình thành thói quen không tốt.

Ở thời điểm này, bé vẫn hoàn toàn không nên uống sang loại sữa công thức 2 hay những loại sữa tươi, sữa bò vì hệ tiêu hóa vẫn chưa ổn định. Sữa mẹ chọn mua nên được pha theo hướng dẫn với lượng nước phù hợp, nhiệt độ ấm vừa phải, không quá nóng hay quá nguội.

3. 6 đến 12 tháng tuổi tiếp theo

Nhận thấy bé cứng cáp và tăng cân hơn, nghĩa là bé nhà bạn đã phát triển theo chu kì ổn định và có thể chuyển sang sữa công thức loại 2, cùng các món ăn dặm như bột, cháo xay… với 500-900ml sữa, với 3 cữ uống cho mỗi ngày.

bé ăn dặm sau từ 6 tháng tuổi trở lên
Bé ăn dặm sau từ 6 tháng tuổi trở lên

Sữa công thức loại hai sẽ giúp bé hấp thu thêm chất đạm, tăng sức đề kháng, kích thích quá trình tăng trưởng, giúp bé lớn nhanh. Chỉ dùng sữa công thức 1 sẽ khiến bé chậm lớn, ảnh hưởng đến quá trình phát triển. Cách pha vẫn ở mức ấm vừa đủ và liều lượng như ở giai đoạn 4-6 tháng tuổi.

Những món ăn dặm cho bé ngoài bột có thể là cháo xay với các thực phẩm như tôm, thịt bò, rau củ cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho bé.

Ở giai đoạn này, nếu mẹ vẫn còn sữa thì hãy kiên trì cho bé bú thêm, theo các chuyên gia trẻ nhỏ không nên cai sữa mẹ quá sớm bởi sữa mẹ có rất nhiều dưỡng chất, hơn nữa lại rất an toàn, tốt cho bé hơn tất cả loại sữa nào khác.

4. 1 đến 5 tuổi

Giai đoạn này, hệ tiêu hóa của bé đã khá ổn định và hoàn toàn có thể hấp thu những thực phẩm mới như sữa tươi, sữa nguyên kem, sữa tiệt trùng, sữa chua… cũng các món như cơm, rau, thịt, cá, tôm dạng rắn. Lượng sữa vẫn nên cần nạp đủ từ 400-500ml/ngày, đặc biệt là khi 1-2 tuổi.

Với cách ăn dặm dạng rắn, bé có thể tự tìm hiểu món ăn của mình, kích thích bé hào hứng ăn vì trẻ con độ tuổi này thường hay gặm, nhấm nháp những gì chúng cầm được. Đừng nên ép buộc bé ăn một cách máy móc, bởi như vậy sẽ tạo ấn tượng không tốt cho bé, khiến bé dễ nảy sinh cảm giác chán nản khi ăn.

5. Lưu ý khi pha sữa cho bé

Trẻ sơ sinh có có thể rất yếu, khi pha sữa mẹ cần hết sức cẩn thận và đảm bảo vệ sinh chai sữa, nhiệt độ sữa, cách cho bú, tư thế bú sữa. Chai sữa luôn phải được tiệt trùng, nhiệt độ sữa ấm vừa đủ, đừng quá nóng sẽ ảnh hưởng đến đường ruột còn quá lạnh bé sẽ bị đau bụng.

Dấu hiệu khi bé vẫn đói: Khi mẹ lấy bình sữa khỏi bé mà bé khóc toáng hoặc vẫn đang có dấu hiệu muốn bú thêm, thì khi đó lượng sữa chưa đủ cho bé hoặc bé vẫn còn đói. Tuy vậy. mẹ không nên có tâm lý ép bé bú nhiều hay bú quá no, bé sẽ trở nên khó tiêu, mệt mỏi và yếu, dễ trớ, hại dạ dày.

Dấu hiệu bé bú đủ: Bé không quấy, ngủ ngoan, đi tiểu ổn định, với mức độ thay 5-6 tã giấy/ngày hoặc 6-8 tã vải/ngày.

Có thể thấy độ tuổi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là độ tuổi phức tạp nhất trong thời kì phát triển của bé. Các bà mẹ cần quan tâm đến cho độ hấp thu dinh dưỡng của bé, chọn lựa loai sữa và thực phẩm an toàn, rõ nguồn gốc, vệ sin sạch sẽ để cho bé được phát triển toàn diện nhất. Nếu thấy bé ăn uống ổn định, tăng cân đều nghĩa là mẹ đã thành công trong những bước đầu tiên khi chăm bé lớn.

 

HPCM

Ý kiến bạn đọc