Cách nhận biết triệu chứng suy thận

Suy thận được xem là trạng thái suy giảm chức năng của thận, suy giảm chức năng bài tiết lượng nước dư thừa trong cơ thể, bài tiết chất độc từ quá trình trao đổi chất. Thông thường các triệu chứng suy thận không có các biểu hiện rõ rệt, nhưng khi phát hiện ra triệu chứng suy thận thì bệnh nhân chỉ còn 10-15% chức năng thận.

Cùng tìm hiểu thêm về những triệu chứng suy thận để có những cách chữa trị kịp thời, ngăn chặn bệnh phát triển.

1. Chức năng của thận

Thận là cơ quan quan trọng trong hệ tiết niệu, có chức năng chính là bộ phận lọc máu tự nhiên của cơ thể, các chất thải niệu quản và thải qua ngoài thông qua bàng quang.

Một cơ thể người bình thường sẽ có hai quả thận, bổ trợ chức năng cho nhau. Thiểu đi một quả thận, chức năng lọc máu, độc tố cơ thể sẽ giảm đi 50% nhưng vẫn giúp duy trì sự sống cho cơ thể, do vậy người ta vẫn có thể hiến đi một quả thận cho người thân khi thực sự cần thiết. Tuy vậy khi chức năng của thận giảm dưới 50%, khả năng suy thận là rất cao.

2. Suy thận và nguyên nhân suy thận

Thận của một người, một trong hai quả hoặc hai quả thận có thể chết đi, tạm ngưng và hoạt động trở lại nhưng cũng có thể hoàn toàn suy giảm, không thể hoạt động trở lại.

Cụ thể hơn, khi suy giảm chức năng thận (suy thận) cơ thể mất đi cân bằng trong việc lọc và đào thải độc tố, chất thừa trong cơ thể, gây tình trạng sức khỏe suy nhược, không thể làm các công việc nặng nhọc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống người bệnh.

Nếu thận bị ảnh hưởng và tạm ngưng, khi phát hiện có thể đưa ra những biện pháp chữa trị kịp thời, hồi phục chức năng thận cũng như sức khỏe người bệnh. Nếu nặng hơn, người bệnh phải thường xuyên đến bệnh viện để được áp dụng trị liệu lọc thận hỗ trợ để bảo toàn sức khỏe.

Khi thận hoàn toàn suy giảm hết chức năng cần có, hoàn toàn không có biện pháp chữa trị nào ngoài việc thay thận tương thích để hồi phục sức khỏe. Khi hai quả thận trong cơ thể hoàn toàn suy giảm, khả năng nguy hiểm đến tính mạng là rất lớn.

Suy thận có thể xảy ra ở bất kì ai, kể cả những người trẻ. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng suy thận khi người bệnh ban đầu có các chứng bệnh như đái tháo đường, tăng huyết áp, viêm cầu thận, thận đa nang di truyền, hội chứng Alport, nhiễm khuẩn, nghẽn tắc hay các bệnh bẩm sinh về đường tiết niệu…

3. Triệu chứng suy thận

Rất khó để xác định một người có bị suy thận hay không khi chỉ dựa trên những biểu hiện bên ngoài. Đến khi xác định được nguy cơ suy thận, thì thận của người bệnh đã chỉ còn từ 10-15% chức năng.

Những biểu hiện ban đầu có thể kể đến như: Thường xuyên mệt mỏi, hay buồn nôn, ói mửa, biếng ăn, phù thủng tay chân, cao huyết áp, ngứa ngáy toàn cơ thể. Đặc biệt hơn, một số bệnh nhân còn có các triệu chứng như tiểu ít và lượng nước tiểu giảm mỗi khi đi, tiểu ra máu, trong nước tiểu có chất đạm khi xét nghiệm.

Khi thận suy giảm ngày một nhiều, những biểu hiện đã kể trên xuất hiện nhiều hơn cùng các triệu chứng.

  • Thay đổi khi đi tiểu: Ban đầu là tiểu ít, lâu dần người bệnh sẽ đi tiểu nhiều vào ban đêm, nước tiểu thường có bọt, màu nhạt hơn. Cảm thấy đi tiểu khó khăn, căng tức khi đi.
  • Hơi thở có mùi aminiac: Vì các chất thải không được thận loại thải triệt để, gây ra tình trạng tích tụ chất độc, chất thải trong máu (chứng ure huyết), khiến người bệnh cảm giác chán ăn, không muốn ăn thịt và thường xuyên buồn nôn, nôn nhiều.
  • Thở nông: Chất lỏng dư thừa tích tụ trong hai lá phổi, kèm theo thiếu máu, gây khó thở, thở nông.
  • Đau lưng, đau cạnh sườn: Ngoài ra người bệnh cũng sẽ thường xuyên thất đau lưng và các khu vực cạnh sườn, nhức mỏi nhiều nơi trên cơ thể.

4. Phòng tránh và chữa trị suy thận

Khi có những dấu hiệu suy thận, người bệnh sẽ được bác sĩ kiểm tra và xét nghiệm máu để đưa ra kết quả chính xác nhất. Nếu thận chỉ đang ở tình trạng không ổn định và sẽ được chữa trị thông qua đơn thuốc của bác sĩ. Nhưng tình trạng suy thận đã quá lớn, thì khả năng chữa trị hữu hiệu nhất là chạy thận kết hợp các đơn thuốc chuyên trị.

Nếu thận hoàn toàn mất hết chức năng, cơ hội duy nhất cho người bệnh là tìm được thận tương thích từ người thân hoặc thông qua dự trữ của bệnh viện. Tuy vậy chi phí cho những ca phẫu thuật này thường rất lớn.

Lập chế độ ăn uống khoa học, thường xuyên luyện tập để duy trì sức khỏe và không sử dụng các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc để tăng cường sức khỏe. Thường xuyên kiểm tra sức khỏe 6 tháng/lần và làm các xét nghiệm máu, nước tiểu 4 năm/lần để nhận biết khả năng suy thận sớm hơn nếu có, và chữa trị kịp thời.

Suy thận là một chứng bệnh nghiêm trọng và ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, cuộc sống của người bệnh. Hơn nữa chi phí chữa trị suy thận thường rất tốn kém, và các triệu chứng suy thận cũng rất khó nhận biết, thường xuyên kiểm tra sức khỏe để có thể chữa trị kịp thời nếu thận gặp vấn đề là phương pháp phòng tránh suy thận tốt nhất.

HPCM

Ý kiến bạn đọc