Bệnh lậu là gì và cách điều trị như thế nào là câu hỏi mà rất nhiều người đang thắc mắc hiện nay. Đây hoàn toàn không phải là một căn bệnh gì khá xa lạ. Bệnh lậu cũng là một trong những căn bệnh xã hội nguy hiểm khiến xã hội e ngại. Căn bệnh này cũng gây ra rất nhiều hệ lụy cho con người. Sau đây, Hanhphuccuame xin cung cấp về các thông tin cơ bản cho liên quan đến bệnh lậu ở dưới đây.
Bệnh lậu là gì?
Cũng tương tự như bệnh giang mai, bệnh sùi mào gà và HIV-AIDS, bệnh lậu cũng là một trong những căn bệnh xã hội nguy hiểm, phổ biến hiện nay. Đây là căn bệnh gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm cho sức khỏe và tâm lý chung của cả cộng đồng.
Bệnh lậu là căn bệnh do vi khuẩn Neisseria Gonorrhoeae – vi khuẩn song cầu gây nên. Loại vi khuẩn này rất ưa sống ở những nơi ẩm ướt và ấm áp.
Và rất dễ lây lan từ người này sang người khác. Tỷ lệ mắc bệnh lậu ở mỗi người là như nhau.
Bệnh lậu do đâu mà ra và cách phòng tránh
Cũng tương tự như các căn bệnh xã hội khác. Bệnh lậu cũng lây lan qua 4 con đường chính. Trong đó, chiếm phần lớn tỷ lệ và phổ biến nhất là lây lan qua quan hệ tình dục không an toàn (không dùng bao cao su) với bạn tình đang mắc bệnh.
Các con đường lây lan bệnh lậu:
Quan hệ tình dục không an toàn rất dễ lây nhiễm đặc biệt là đối với các đối tượng thường xuyên đi khách, đối tượng có quan hệ rộng rãi (nhiều hơn một bạn tình),… Do đó, cần phải có biện pháp phòng tránh trước khi có quan hệ.
Không nên quan hệ với nhiều bạn tình cùng một lúc. Cần có chế độ sống chung thủy, một vợ, một chồng là cách tốt nhất để phòng tránh bệnh lậu lây lan qua đường tình dục.
Lây truyền từ mẹ sang con
Người mẹ mắc bệnh khi mang thai rất dễ lây truyền bệnh lậu sang con. Trẻ có thể nhiễm bệnh qua 3 con đường:
- Nhiễm trùng nước ối ngay từ khi còn là bào thai
- Trong quá trình trở dạ đưa bé ra ngoài qua cổ tử cung, âm đạo nên dễ bị nhiễm khuẩn lậu ở bộ phận này.
- Trẻ bị nhiễm bệnh lậu do bú sữa mẹ và tiếp xúc gần mẹ đang bị bệnh lậu trong một thời gian dài.
Qua tiếp xúc với vết thương hở
Vi khuẩn lậu có thể lây lan từ người này sang người khác do tiếp xúc giữa các vết thương hở hoặc vô tình chạm vào dịch nhầy, máu, mủ của người bệnh. Hay còn gọi là lây lan qua đường máu. Vì vậy, cần hạn chế tiếp xúc với người bệnh. Khi tiếp xúc, nên đeo khẩu trang, găng tay,… để có biện pháp phòng tránh an toàn.
Dùng chung vật dụng cá nhân với người bệnh
Vi khuẩn có thể lây lan qua sử dụng chung vật dụng cá nhân như khăn mặt, bàn chải đánh răng, ly, cốc uống nước,… Do đó, cần có sự phân chia rạch ròi các vật dụng trong gia đình với người bệnh. Để có biện pháp phòng tránh an toàn.
Dấu hiệu nhận biết mắc bệnh lậu ở nam giới và nữ giới
Dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới
Sau 3 đến 5 ngày bị vi khuẩn lậu tấn công, ở nam giới sẽ bắt đầu có những triệu chứng mắc bệnh điển hình như sau:
- Khi đi tiểu, có dấu hiệu tiểu buốt, tiểu rắt. Nước tiểu nóng, ra nhỏ giọt, yếu. Luôn cảm thấy bị kích thích, buồn tiểu và đi tiểu nhiều lần trong ngày. Do đó, nam giới mắc bệnh lậu luôn cảm thấy đau đớn đến tận óc mỗi khi đi tiểu. Ngoài ra, nước tiểu còn có mùi khai mạnh, có màu đục và kèm theo cả máu tươi, mủ trắng hoặc màu vàng trong nước tiểu.
- Lỗ sáo bị sưng đỏ, khó chịu, ngứa ngáy, thường có mủ và dịch nhầy chảy ra. Đặc biệt là mỗi buổi sáng ngủ dậy, ở lỗ sáo thường chảy ra chất nhầy trông như nhựa chuối.
- Dọc niệu đạo và vùng sống lưng xuống phần bụng dưới có dấu hiệu đau nhức, kèm theo cảm giác ớn lạnh và gây sốt.
- Đau đớn khi quan hệ tình dục. Dương vật bị cương cứng, thường xuyên bị cường dương. Ngoài ra, còn có thể có hiện tượng xuất tinh ra máu.
- Cơ thể thường có triệu chứng mệt mỏi, sốt và hạch bẹn nổi lên đày đặc.
Các biểu hiện này khá giống với biểu hiện viêm niệu đạo. Đó là do, các vi khuẩn lậu tấn công bộ phận sinh dục gây ra bệnh viêm niệu đạo, là một triệu chứng điển hình bi kèm của bệnh lậu.
Dấu hiệu bệnh lậu ở nữ giới
Khác với nam giới, bệnh lậu ở nữ giới diễn ra âm thầm và kín đáo hơn. Bệnh lậu ở nữ giới rất dễ lây lan cho bạn tình một cách dễ dàng mà không hề hay biết trong thời gian ủ bệnh. Do đó, mức độ nguy hiểm khi mắc bệnh lậu ở nữ giới cao hơn rất nhiều so với nam giới.
Những triệu chứng mắc bệnh lậu ở nữ giới điển hình như sau:
- Cũng như ở nam giới, nữ giới cũng xuất hiện biểu hiện bệnh viêm niệu đạo đầu tiên. Gặp nhiều khó khăn khi đi tiểu thường ngày. Tiểu rắt, tiểu buốt. Dòng nước tiểu mỏng, đi nhiều lần trong ngày. Nước tiểu có màu đục và hòa lẫn máu trong nước tiểu.
- Đau rát khi quan hệ tình dục. Vùng kín ẩm ướt, có mùi hôi và ra nhiều khí hư. Âm hộ, âm đạo ngứa ngáy, bụng dưới đau âm ỉ. Nội soi âm đạo, cổ tử cung, có thể thấy hiện tượng tấy đỏ, sưng phù.
- Khu vực xương chậu đau nhức. Cơ thể cảm thấy mệt mỏi, biếng ăn, có cảm giác muốn nôn mửa và sốt cao kèm với ớn lạnh.
Ngoài ra, ở cả nam giới và nữ giới đều có thể có dấu hiệu bệnh lậu ở miệng. Miệng lở loét và đau rát. Hơi thở nặng mùi, ngứa cổ họng kèm theo các cơn ho kéo dài. Dấu hiệu khá giống với bệnh viêm họng, tuy nhiên dùng thuốc viêm họng thông thường lại không khỏi. Do đó, cần phải đi khám bác sĩ ngay để kịp thời chữa trị.
Bệnh lậu nguy hiểm như thế nào?
Bệnh lậu gây ra nhiều biến chứng khá nguy hiểm đối với cả nam giới lẫn nữ giới.
Tác hại của bệnh lậu đới với nam giới
- Vi khuẩn lậu khi mới xâm nhập vào cơ thể thường cư trú ở niệu đạo. Nhưng sẽ phát triển rất nhanh và di chuyển đến các bộ phận khác, gây viêm nhiễm toàn bộ đường tiết niệu (viêm niệu đạo, viêm thận, viêm tuyến tiền liệt, bàng quang,…) và ảnh hưởng đến hoạt động bài tiết của cơ thể.
- Khi quan hệ tình dục, sẽ gặp rất nhiều đau đớn. Do vi khuẩn lậu gây ra các bệnh như viêm tình hoàn, viêm túi tinh,… ảnh hưởng đến khả năng tình dục. Nếu không được chữa trị kịp thời, sẽ có nguy cơ dẫn đến ung thư tinh hoàn, làm giảm số lượng, chất lượng tinh trùng,… ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản và gây vô sinh ở nam giới.
- Khi bệnh lậu chuyển sang giai đoạn mãn tính rất khó chữa trị, người bệnh sẽ có biểu hiện mệt mỏi, sốt cao. Lỗ sáo chảy mủ vào mỗi buổi sáng. Xương khớp đau nhức và vùng bẹn đau kinh niên.
- Và người bệnh rất dễ bị nhiễm HIV-AIDS do suy giảm miễn dịch.
Tác hại của bệnh lậu đối với nữ giới
- Bệnh lậu gây ra nhiều triệu chứng đau, rát âm đạo và các bộ phận khác liên quan, gây ảnh hưởng đến ham muốn và quan hệ tình dục.
- Vi khuẩn lậu là nguyên nhân chính gây ra các bệnh viêm âm đạo, viêm buồng trứng, ống dẫn trứng,… Và các biến chứng khác liên quan đến khả năng sinh sản: chửa ngoài dạ con, nhiễm khuẩn huyết, sảy thai,…
- Bệnh lậu có thể lây lan từ mẹ sang con nếu phụ nữ mắc bệnh lậu không có biện pháp chữa trị dứt điểm kịp thời. Trẻ sinh ra rất dễ bị mắc bệnh lậu bẩm sinh, viêm màng não, trí tuệ chậm phát triển,…
Cách điều trị bệnh lâu
Khả năng sinh sôi và phát triển của bệnh lậu diễn ra rất nhanh. Cứ 15 phút, vi khuẩn lậu lại phân chia một lần. Do đó, điều trị bệnh lậu có thể xem là một cuộc chạy đua với thời gian. Cách điều trị bệnh lậu ở cả nam giới và nữ giới tương đối giống nhau.
Thuốc kháng sinh (thuốc uống, thuốc tiêm) có thể chữa khỏi bệnh lậu nếu bệnh chỉ mới chớm lên, bệnh trong giai đoạn cấp tính. Việc điệu trị khá đơn giản và không mất quá nhiều thời gian. Tuy nhiên, nếu bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tính (sau giai đoạn cấp tính 15 ngày), liều lượng khá sinh cần phải tăng lên và điệu trị kiên trì trong một thời gian dài mới thấy hiệu quả. Ngoài ra, cũng có một số trường hợp biến chứng, việc chữa trị sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.
Do đó, cần phải đi khám kịp thời và có sự chỉ dẫn của bác sĩ để mau chóng điều trị dứt điểm căn bệnh này.
Hy vọng những thông tin cung cấp trên đây sẽ giúp ích được cho bạn.
————-
Mời bạn tìm hiểu thêm về các tư thế quan hệ tình dục hấp dẫn cho nhiều cặp đôi.