Tác hại của thức khuya kẻ thù số một của sức khỏe

Một thông tin sẽ làm cho những “cú đêm” phải sẽ phải giật mình về những tác hại khôn lường vì thói quen thức khuya của mình. Khoa học đã chứng minh, con người với thói quen sinh học cố hữu cần được ngủ đủ giấc vào ban đêm để duy trì trạng thái sức khỏe tích cực. Những nếp sinh hoạt làm chệch hướng thói quen sinh học đó đều mang lại những tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe của con người.

Phân tích giấc ngủ theo đồng hồ sinh học

Trạng thái ngủ sâu từ 0h – 1h sáng là khoảng thời gian cơ thể nghỉ ngơi thực sự. Đây là khoảng thời gian cực kỳ quan trọng đối với giấc ngủ, giúp tinh thần sảng khoái, sắc mặt tươi tắn tích cực khi ngủ dậy. Để cơ thể rơi vào trạng thái ngủ sâu vào tầm thời gian trên thì cần ngủ trước đó 1-2 giờ đồng hồ làm tiền đề cho một giấc ngủ chất lượng.

Khoảng thời gian từ 1h-5h sáng là thời gian cơ thể sản sinh các chất tái sinh, nâng cao miễn dịch và thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Việc thức khuya tức là cơ thể đã bị rút ngắn thậm chí là mất đi một khoảng thời gian quý giá để thực hiện quá trình trên. Nếu việc này kéo dài sẽ dẫn đến sự suy giảm thấy rõ của sức khỏe. Việc thức khuya gây ức chế khiến hoạt động trao đổi chất, cân bằng hocmoon xảy ra ít và chậm hơn mức bình thường, đây là những tổn hại nghiêm trọng.

Tác hại của việc thức khuya
Tác hại của việc thức khuya

Những tác hại của thức khuya

Giảm trí nhớ là tác hại nghiêm trọng thấy rõ của việc thức khuya. Tỉ lệ người bị suy giảm trí nhớ liên quan đến những người có thói quen thức khuya cao gấp 5 lần so với bình thường.

Tác hại dễ thấy nhất đó là sự uể oải, mệt mỏi của cơ thể trong ngày hôm sau. Khả năng tập trung và hiệu quả công việc cũng bị giảm sút đáng kể nếu cơ thể không ngủ đủ giấc và đúng giờ.

Bên cạnh đó là hàng loạt các hệ quả do việc thức khuya như: trạng thái tinh thần luôn căng thẳng, phản xạ chậm chạm, nóng nảy và quản lý cảm xúc kém dẫn đến cáu bẳn. Khả năng thư giản và phục hồi của cơ bắp cũng bị ảnh hưởng do thức khuya dẫn đến mỏi cơ, chuột rút.

Với những ai có đam mê ăn uống cũng không thể tận hưởng các bửa ăn ngon miệng nếu không chăm sóc giấc ngủ tử tế. Trung khu thần kinh uể oải tất yếu khiến cho thần kinh vị giác cũng mệt mỏi, khả năng tiêu hóa giảm sút.

Với những ai hay thức khuya, nhan sắc cũng nhợt nhạt, thần thái u ám. Biểu hiện rõ nhất là da mặt nhợt, sần sùi, dễ nổi mụn, thiếu sinh khí, mắt thâm quầng.

Dễ thấy nữa là khả năng thị giác cũng bị giảm sút rõ rệt, khô mắt, mỏi mắt, thị lực giảm.

Nguy hiểm nhất phải kể đến đó là nguy cơ bệnh tim mạch, tiểu đường, tăng huyết áp là những sát thủ sẵn sàng gạ gục sức khỏe của bạn bất cứ khi nào.

Thức khuya đêm lại nhiều tác hại nguy hiểm
Thức khuya đêm lại nhiều tác hại nguy hiểm

Tác hại của việc thức khuya phải kể đến rất nhiều, tất nhiên một sớm một chiều bạn không thể nhận ra, nhưng sẽ là hậu quả khôn lường cho tương lai. Dễ dàng nhận ra thức khuya từng ngày gây ra những suy giảm cho sức khỏe của bạn. Hãy nên nhớ rằng, cơ thể bạn thực sự đã trải qua một ngày rất dài và mệt mỏi, bạn cần cho cơ thể mình được hồi phục và tái tạo năng lượng cần thiết để có thể duy trì trạng thái tích cực cho sức khỏe. Chăm sóc giấc ngủ khoa học là một việc nên làm và thực sự khôn ngoan trước khi mọi thứ trở nên quá muộn màng.

Lê Hạnh

HPCM

Ý kiến bạn đọc