Bệnh ung thư đại trực tràng là nỗi lo của mọi nhà

Bệnh ung thư đại trực tràng là một bệnh lý nguy hiểm với nguy cơ gây tử vong đứng hàng thứ hai chỉ sau ung thư phổi. Phát hiện và điều trị sớm sẽ gia tăng tỷ lệ chữa khỏi thành công. Tuy nhiên, do các triệu chứng của ung thư đại trực tràng rất dễ nhầm lẫn với những bệnh đường tiêu hóa thông thường khác, nên người bệnh dễ dàng bỏ quả, đến khi phát hiện thì bệnh đã bước sang giai đoạn nghiêm trọng và khó kiểm soát. Vì vậy, trang bị đầy đủ các kiến thức về bệnh ung thư đại trực tràng sẽ giúp bạn có thể bảo vệ chính mình và những người thân trong gia đình. Hãy cùng Hạnh Phúc Của Mẹ theo dõi bài viết sau đây để có cái nhìn cụ thể và chi tiết về bệnh ung thư đại trực tràng nhé!

1. Bệnh ung thư đại trực tràng là gì?

Sau khi thức ăn được nhai, nuốt qua thức quả và dạ dày để tiêu hoa rồi sẽ được đẩy xuống ruột non. Ở ruột non, thức ăn sẽ được tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng. Ruột non tiếp nối với ruột già hay còn gọi đại tràng. Phần đầu của đại tràng sẽ hấp thụ nước và các chất bổ dưỡng, đồng thời đây cũng là nơi chứa chất bã. Sau khi thành phân, chất bã sẽ đi xuống trực tràng ( đoạn cuối của ống tiêu hóa). Ung thư đại trực tràng có thể gặp ở bất cứ vị trí nào của đại tràng hoặc trực tràng. Tùy theo vị trí mà bệnh sẽ có những biểu hiện và triệu chứng khác nhau. Việc phát hiện sớm các polip ( tên gọi các tổn thương sẽ gây ung thư trong vài năm sau ) và cắt bỏ trước khi chúng phát triển sẽ là phương pháp hiệu quả nhất để điều trị bệnh ung thư đại trực tràng.

bệnh ung thư đại trực tràng
Cấu tạo của ruột

2.Nguyên nhân gây bệnh ung thư đại trực tràng

Cũng như các loại bệnh ung thư khác, nguyên nhân chính gây bệnh vẫn chưa được xác định, tuy nhiên những người có các yếu tố sau đây sẽ có khả năng mắc bệnh ung thư đại trực tràng rất cao:

  • Đã từng có tiền sử mắc bệnh đường ruột : viêm loét đại tràng hoặc bệnh Crohn (viêm ruột)  trong nhiều năm gây ra những tổn thương khiến niêm mạc bị loét.
  • Từng mắc ung thư: Nếu một người đã từng bị bệnh ung thư đại trực tràng thì vẫn có nguy cơ phát triển thành ung thư đại trực tràng lần 2. Ngoài ra, đối với các chị em từng mắc ung thư buồng trứng, tử cung hoặc ung thư vú thì nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng vẫn sẽ rất cao.
  • Trong gia đình, có người mắc bệnh ung thư đại trực tràng: nếu trong gia đình đã có người mắc bệnh ung thư đại trực tràng đặc biệt khi còn trẻ, thì nguy cơ bạn mắc phải loại ung thư này cũng cao hơn so với những người bình thường khác. Vì vậy những thành viên trong gia đình này phải xét nghiệm tầm soát ung thư.
  • Thói quen sống không lành mạnh: Những người thường hút thuốc lá, ít vận động, thường xuyên uống rượu rất dễ mắc bệnh ung thư đại trực tràng.
  • Chế độ dinh dưỡng nhiều mỡ: những người thường xuyên hấp thụ nhiều các loại mỡ động vật sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư đại trực tràng.
  • Các polyp đại- trực tràng: vài loại polip đặc biệt là các polyp có kích thước lớn hoặc có số lượng nhiều sẽ làm tăng nguy cơ bị ung thư đại trực tràng.

    3. Các triệu chứng của bệnh ung thư đại trực tràng

  •  Có sự thay đổi về thói quen đi cầu như tiêu chảy, bón kéo dài
  • Đau bụng kéo dài
  • Phân có màu đen hoặc đi cầu ra máu
  • Cản giác đau, co thắt ruột do đầy hơi, chướng bụng xuất hiện thường xuyên
  • Mệt mỏi, sụt cân
  • Sụt cân không rõ lý do

Nếu phát hiện cơ thể xuất hiện  một hay nhiều các triệu chứng trên thì nên đến các bệnh viện uy tín làm xét nghiệm, kiểm tra để chắc là có mắc bệnh hay không nhé!

4. Cách phòng ngừa ung thư đại trực tràng

Test tầm soát

Cả nam và nữ từ 50 tuổi trở lên nên đi khám bệnh tổng quát hằng năm. Đồng thời, nếu trong gia đình có người thân mắc bệnh ung thư đại trực tràng hoặc bản thân từng có tiển sử mắc các bệnh như ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng thì nên làm tầm soát về ung thư đại trực tràng như thử phân để tìm chảy máu vi thể hằng năm ( FOBT hoặc FIT), nội soi đại tràng sigma mỗi 5 năm, kết hợp thử phân tìm chảy máu vi thể ( FOBT hay FIT) và nội soi đại tràng sigma mỗi 5 năm.

bệnh ung thư đại trực tràng
Test tầm soát là cách hữu hiệu để phát hiện sớm ung thư

Cải thiện chế độ dinh dưỡng và lối sống hằng ngày

Theo khuyến cáo của các tổ chức phòng bệnh ung thư trên thế giới, để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh ung thư thì trong chế độ ăn uống hằng ngày nên dùng các loại thực phẩm có nguồn gốc thức vật, ăn nhiều trái cây, rau củ cũng như hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều mỡ động vật.

  • Dành ra ít nhất 30 phút mỗi ngày để tăng cường vận động thể dục thể thao nhằm phòng chống bệnh ung thư đại trực tràng.
  • Hạn chế uống rượu và hút thuốc lá
  • Bổ sung các vitamin và khoáng chất như canxi( có trong sữa và các loại thực phẩm từ sữa), axit folic ( có trong đậu và các loại ngũ cốc) để giảm thiểu đáng kể nguy cơ mắc bệnh ung thư.

    bệnh ung thư đại trực tràng
    Luyện tập thể dục thể thao hằng ngày giúp tăng cường sức đề kháng

Hy vọng với những thông tin trên đây đã giúp cho bạn có cái nhìn tổng quan về bệnh ung thư đại trực tràng, biết rõ nguyên nhân cũng như cách phòng tránh nhé! Chúc bạn và gia đình luôn vui khỏe!

HPCM
Ý kiến bạn đọc