Chuẩn bị mang thai cần tiêm phòng gì?

Để sinh con khỏe mạnh thông minh, các chị em cần tiêm phòng, cũng như chuẩn bị sức khỏe thật tốt để chuẩn bị cho một thai kỳ tốt và sinh con khỏe mạnh. Vậy chuẩn bị mang thai cần tiêm phòng gì?

>> Lịch tiêm phòng uốn ván cho bà bầu.

Tiêm phòng viêm gan B

Trước khi mang thai chị em nên tiêm phòng viêm gan B, và trước nên xét nghiệm huyết thanh học trước khi tiêm phòng. Xét nghiệm huyết thanh học để đánh giá tình trạng nhiễm HBV đang được áp dụng phổ biến là xét nghiệm HBsAg và Anti-HBs. Và tốt nhất nên xét nghiệm huyết thanh học cho cả chồng để có thêm dữ liệu về nguy cơ của người vợ, tình trạng nhiễm viêm gan B của chồng.

chuan-bi-mang-thai-can-tiem-phong-gi 1

Tiêm phòng thủy đậu (trái rạ)

Tình trạng mẹ bị thủy đậu trong nửa đầu thai kỳ có thể gây dị tật bẩm sinh như võng mạc bồ đào, teo vỏ não, thận ứ nước, những khiếm khuyết của da và xương chân., nguy cơ cao nhất là 2% ở tuổi thai từ 13-20 tuần. Bệnh này lây nhiễm qua nhau thai, chị em chuẩn bị có thai được tiêm phòng thủy đậu sẽ tránh được điều này. Vì vậy trước khi chuẩn bị mang thai cần tiêm phòng thủy đậu, và lưu ý là tiêm trước 3 tháng khi có thai

Lưu ý:

–        Khi tiêm phòng thủy đậu sẽ có những tác dụng phụ: đau, sưng tại chỗ tiêm, sốt, phát ban sau 1 – 3 tuần.

–        Không tiêm vắc – xin thủy đậu cho các trường hợp: quá mẫn với thành phần của thuốc, có thai, suy giảm miễn dịch.

chuan-bi-mang-thai-can-tiem-phong-gi 3

Tiêm phòng rubella

Nếu nhiễm rubella trong đầu thai kỳ (3 tháng đầu hoặc 20 tuần đầu) có thể gây thai chết hoặc hội chứng rubella bẩm sinh, hội chứng này đặc trưng bởi nhiều khuyết tật, đặc biệt là với não, tim, tai và mắt. Virut rubella có thể tồn tại lâu dài trong cơ thể trẻ mang dị tật bẩm sinh, thường là trên 1 năm và được bài xuất qua dịch tiết hầu họng, nước tiểu và đó là nguồn lây nhiễm cho những người tiếp xúc.

Virut rubella lây truyền qua đường hô hấp, thời gian ủ bệnh từ 12 – 23 ngày (trung bình là 18 ngày).

Tất cả phụ nữ, vị thành niên nữ đều có thể tiêm phòng rubella, trừ các trường hợp: dị ứng với thành phần của thuốc, suy giảm miễn dịch; thận trọng khi có tiền sử dị ứng trứng, hoãn tiêm khi sốt, bệnh cấp tính, có thai. Tác dụng phụ: đau, sưng tại chỗ tiêm, sốt, phát ban.

Lưu ý: Tránh có thai trong vòng 3 tháng sau tiêm.

Ngoài ra, phụ nữ chuẩn bị mang thai có thể tiêm phòng các loại bệnh khác như: cúm, viêm gan siêu vi A, thương hàn, phế cầu, viêm màng não do não mô cầu A+C…

>> Cần tiêm phòng gì trong thời gian mang bầu?

HPCM
Ý kiến bạn đọc