Sữa chua được đánh giá là một thực phẩm rất tốt cho sức khẻo mọi người. Trong sữa chua có hàm lượng men tiêu hóa cùng các chất dinh dưỡng cần thiết, tốt cho sức khỏe và làn da của phụ nữ. Tuy nhiên, liệu bà bầu có nên ăn sữa chua hay không khi đang trong giai đoạn phải cẩn trọng với việc ăn uống. Hôm nay, Hạnh Phúc Của Mẹ sẽ cùng bạn đi tìm lời giải đáp.
Sữa chua chắc hẳn đã trở nên quen thuộc với mọi người. Đây là một loại thực phẩm được tạo ra từ các loại sữa lên men bởi các vi khuẩn như Lactobacillus Acidophilus. Trong sữa chua, có hàm lượng canxi cao, một chất mà trong thời kì mang thai, các bà bầu nên bổ sung để bảo vệ sức khỏe xương và răng của mình cũng như cấu thành hệ xương của bé. Ngoài ra, các lợi khuẩn có trong sữa chua còn giúp cải thiện các vấn đề tiêu hóa của bà bầu, tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.
Một lợi ích khác của sữa chua đó là ngăn ngừa chứng cao huyết áp thai kì, tốt cho hệ tim mạch, giảm mức độ cholesterol. Đồng thời, các vi khuẩn lên men chua trong sữa có thể tạo ra chất kháng sinh kích thích quá trình tái tạo các tổn thương da do các vết sẹo mụn gây nên, mang đến cho các bà bầu làn da hồng hào rạng rỡ.
Những lưu ý khi ăn sữa chua:
Khi lựa chọn các sản phẩm từ sữa, các bà bầu nên chọn các loại được tiệt trùng , có nhãn mác rõ ràng để tránh các sản phẩm kém chất lượng, chứa các vi khuẩn nguy hại cho thai nhi. Ngoài ra, bạn nên hạn chế ăn các loại sữa chua làm từ sữa nguyên kem vì chúng có hàm lượng chất béo bão hòa cao, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe khi tiêu thụ nhiều.
Mỗi ngày, các mẹ bầu có thể ăn khoảng 600g sữa chua ( tương đương với 3 hũ loại 200g) để cung cấp đủ lượng canxi cho cơ thể. Tuyệt đối không nên ăn quá nhiều, ăn khi đói, ăn vào buổi tối và nói không với các loại sữa chua để quá lâu.
Hy vọng với những thông tin trên đây đã giúp các bạn có cái nhìn rõ ràng về vấn đề bà bầu có nên ăn sữa chua không? Đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo để biết chế độ dinh dưỡng hợp lý trong thai kì và những loại thực phẩm mà các mẹ bầu nên tránh.