Nếu không có cách phòng ngừa và chăm sóc hợp lý ngay từ ban đầu, trẻ có thể sẽ bị chân vòng kiềng sau này. Trẻ bị chân vòng kiềng không những không đẹp về mặt hình thức, mà còn gây ra những bất lợi trong sinh hoạt của trẻ.
1. Chân vòng kiềng là gì
– Chân vòng kiềng là chân khi đứng thắng, khớp gối hai bên nghiêng vào trong làm cho hai đầu gối không thẳng khít, có khe giữa khoảng 1,5cm.
Hoặc
– Khớp gối bình thường, cẳng chân cong vào trong hoặc hình cung, có khe giữa trên 1,5 cm.
– Những hiện tượng chân khác thường trên, người ta gọi là chân vòng kiềng, y học gọi đó là chân chữ O.
2. Nguyên nhân khiến trẻ bị chân vòng kiềng
Nguyên nhân trẻ bị chân vòng kiềng chủ yếu là do trẻ bị còi xương do thiếu vitamin D, trẻ tập đứng và tập đi quá sớm, trẻ bị tăng cân quá nhanh hoặc do một số thói quen của bố mẹ như dịu trên lưng, cho trẻ ngồi cưỡi ngựa… Ngoài ra trẻ bị còi xương còn do di truyền từ bố mẹ. Khi trẻ bị còi xương thường có những biểu hiện như cẳng chân cong, đau cơ, gan lách to… Tuy không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, nhưng ảnh hưởng xấu về mật thẫm mỹ sau này, đặc biệt là với các bé gái.
3. Phòng ngừa trẻ bị chân vòng kiềng hiệu quả
Cho trẻ bú sữa mẹ
Thoạt nghe có vẻ việc bú sữa mẹ và việc trẻ bị chân vòng kiềng không liên quan gì đến nhau. Tuy nhiên thật ra, trong sữa mẹ có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, lượng vitamin D, canxi rất tốt cho sự phát triển xương của trẻ, vì vậy cần cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu. Vì còi xương chính nguyên nhân chính gây ra chân vòng kiềng cho trẻ, nên sữa mẹ sẽ giúp trẻ hạn chế bệnh còi xương. Khi đến tuổi ăn dặm, cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất, cung cấp đủ lượng canxi và vitamin D cần thiết cho trẻ.
Không bắt trẻ tập đi sớm
Khi hệ xương chưa được hoàn chỉnh, việc cho trẻ tập đi sớm có thể ảnh hưởng đến hệ xương của trẻ. Toàn bộ sức nặng của cơ thể dồn xuống chân khi xương chân trẻ chưa có đủ sức “chống đỡ” toàn bộ cơ thể. Ngoài ra, cần lưu ý không cho bé ngồi xe tập đi quá sớm, không tập đi cho trẻ bằng phương pháp đỡ 2 nách trẻ. Thời gian thích hợp nhất để tập đi là ngoài 9 tháng.
Nắn tay chân trẻ giúp phòng ngừa trẻ bị chân vòng kiềng
Trong khoảng thời gian từ 6 tháng đến 1 tuổi, các mẹ nên thường xuyên nắn tay chân cho trẻ hằng ngày. Khi nắn chân cho trẻ nên nắn một cách nhẹ nhàng, đều cả hai chân giúp lưu thông máu và thúc đẩy sự phát triển của cơ xương. Khi nắn chân cho trẻ, trẻ sẽ cảm thấy thoải mái, rất thích thú, luôn duỗi thẳng chân ra. Các mẹ nên nắn hướng vào bên trong, từ trên đùi xuống mắt cá chân. Nếu trẻ được nắn chân đều đặng, khi trẻ trên 1 tuổi sẽ tránh được hiện tượng chân vòng kiềng.
Tắm nắng cho trẻ
Rất nhiều bà mẹ đã biết cách tắm nắng cho trẻ ở những tháng đầu đời. Việc tắm nắng cho trẻ giúp trẻ hấp thu được hàm lượng vitamin D lớn, giúp trẻ hạn chế còi xương. Hằng ngày nên cho trẻ tắm nắng, không những tốt cho sức khỏe mà còn hạn chế tình trạng chân vòng kiềng ở trẻ.
Bổ sung canxi và vitamin D
Canxi là khoáng chất rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, trẻ thiếu canxi rất dễ bị còi xương, loãng xương hoặc bị biến dạng xương. Còn vitamin D giúp cho cơ thể của trẻ hấp thu canxi. Nếu thiếu vitamin D trong thời gian dài sẽ làm giảm việc hấp thu canxi, phốt pho và khiến sự phát triển của xương gặp trở ngại. Các mẹ nên bổ sung đầy đủ vitamin D và canxi cho trẻ.
Các thực phẩm bổ sung canxi tốt nhất cho trẻ là: sữa và các chế phẩm từ sữa, rau củ, trái cây, xương, thịt, trứng, hải sản, ngũ cốc và tinh bột,…
Trong trường hợp bé lớn (từ 2 đến 5 tuổi) chân bị cong nhiều, bố mẹ nên cho con đi khám bác sỹ để tư vấn.