Mang thai tuần thứ 40 là thời điểm kết thúc tam cá nguyệt thứ ba cũng như hoàn thành 40 tuần thai. Chúc mừng một thiên thần nhỏ bé đã chào đời nhé!
>> Mang thai tuần thứ 39 và sự phát triển của thai kỳ.
Sau đây là những điều cuối cùng mẹ bầu có thể nhìn thấy trong thai kỳ của mình!
Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 40
Sau nhiều tuần chờ đợi và chuẩn bị thì giờ đây em bé đã ra đời rồi đấy! Hoặc cũng có thể là chưa ra đời – chỉ 5% thai phụ sinh con đúng vào ngày dự sinh và nhiều phụ nữ sinh con đầu lòng thường chuyển dạ chậm hơn ngày dự sinh đến 2 tuần.
Bé được sinh vào tuần 40 thường có cân nặng trung bình khoảng chừng 3,300 gram và dài khoảng 51 cm. Đừng mong là con mình sẽ trông bụ bẫm như một em bé trên hình quảng cáo nào đó nhé – trẻ sơ sinh thường có đầu méo vì phải qua đường sinh của mẹ và có thể dính đầy bã nhờn và máu. Da của bé hiện giờ có thể trông bạc thếch, có nhiều mảng khô và rôm bớt – sự thay đổi này đều bình thường.
Vì các hooc-môn trong cơ thể mẹ bạn tồn tại trong cơ thể bé nên bộ phận sinh dục ngoài của bé (bìu của bé trai và môi âm hộ của bé gái) có thể trông lớn hơn bình thường. Bất kể bé là trai hay gái, trên đầu vú của bé có thể tiết ra một tí sữa. Điều này hoàn toàn bình thường và biến mất trong một vài ngày tới.
Ngay sau khi sinh, bác sĩ sẽ hút hết các chất nhầy trong miệng và mũi cuả bé và mẹ bầu sẽ nghe được tiếng khóc đầu tiên – điềuchờ đợi rất lâu rồi của bé. Bác sĩ sẽ đặt bé trên bụng của mẹ và cắt dây rốn. Bé sẽ được làm một chuỗi các thủ thuật kiểm tra nhanh, như đo chỉ số Apgar, để xác định các phản ứng và dấu hiệu sự sống của bé, đồng thời bé còn được đo chỉ số cân nặng và chiều dài nữa. Nếu tình trạng thai nghén của mẹ bầu có nhiều rủi ro, hoặc nếu phải mổ bắt con thì bác sĩ sơ sinh (bác sĩ chuyên chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh) sẽ có mặt khi bạn sinh để chăm sóc cho bé ngay tức khắc và bác sĩ sẽ hỗ trợ nếu bé cần chăm sóc đặc biệt để thích nghi với môi trường sống bên ngoài tử cung. Bé sẽ được đặt nằm trong vòng tay ấm áp của mẹ nhanh thôi.
Sự thay đổi của bà mẹ
Tuần lễ này bạn sẽ phải trải qua những giây khắc mà bạn đã tiên lượng trước – đó là được gặp em bé của mình! Dẫu vậy, để gặp được bé, bạn phải trải qua cuộc đau đẻ và sinh con đầy gian khổ đấy. Bạn có thể đã biết 3 giai đoạn trong quá trình chuyển dạ ở các lớp học tiền sản rồi. Giai đoạn đầu của quá trình chuyển dạ làm co giãn cổ tử cung bằng cách làm co thắt tử cung một cách đều đặn. Giai đoạn thứ hai là lúc bạn rặn để đẩy em bé qua đường sinh và ra ngoài cơ thể. Giai đoạn thứ ba là lúc nhau thai bong tróc ra.
Nếu sau ngày dự sinh một tuần mà bạn vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ, bác sĩ sẽ có thể cho bạn làm xét nghiệm đo tim thai, theo dõi nhịp tim thai và hoạt động của thai nhi để chắc rằng bé đang được nhận đủ khí ô-xy và hệ thần kinh của bé đang hoạt động tốt. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để hiểu hơn về phương pháp xét nghiệm này nhé.
Nếu quá trình chuyển dạ chẳng có gì tiến triển hoặc nếu sức khỏe của mẹ bầu và bé không ổn định, bác sĩ sẽ tiến hành giục sanh bằng cách chọc ối hay bằng cách tiêm hooc-môn oxytocin hoặc các loại thuốc khác. Nếu thai của mẹ bầu có nguy cơ rủi ro cao, hoặc nếu thai có biến chứng tiềm ẩn khác thì bạn cần phải mổ bắt con đấy.
Một số thai phụ biết trước rằng mình sẽ sinh mổ và có thể lựa chọn ngày sinh cho bé. Nếu bạn cũng ở trong trường hợp phải sinh mổ như vậy thì ắt bạn cũng đã tự chuẩn bị tinh thần và nhẩm tính ngày sinh của bé rồi phải không? Điều đó cũng giúp bạn đỡ thất vọng khi biết rằng cũng có nhiều phụ nữ không sinh con qua đường âm đạo một cách bình thường. Nhưng dẫu mẹ bầu có phải trải qua một cuộc phẫu thuật mổ bắt con không được dự trù trước thì mẹ bầu cũng nên tin là giữa mẹ và bé vẫn có một mối dây ràng buộc rất đặc biệt.
Đó có thể không phải là những trải nghiệm về một cuộc sinh nở mà bạn hằng tưởng tượng nhưng dù sao thì giờ đây bên cạnh bạn đã có sự hiện diện của đứa con yêu thương, xinh xắn của mình rồi. Những tháng ngày chờ mong bây giờ đã khép lại! Chúc thiên thần bé nhỏ của mẹ được nhiều may mắn trong đời nhé!