Chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ

Nếu trước kia bạn không coi trọng chế độ ăn của mình thì đây là lúc bạn phải thay đổi. Những gì bạn ăn và uống đều ảnh hưởng đến con bạn. Bé tăng trưởng, phát triển, hoạt động và di chuyển trong bụng bạn thế nào đều liên quan đến những thực phẩm bạn ăn. Điều đó có nghĩa bạn nên đầu tư chế độ ăn phù hợp cho bạn và bé. Điều này không chỉ có ý nghĩa cho hiện tại và còn cho cả tương lai.

Hướng dẫn chế độ ăn tổng quát trước khi thụ thai

Rượu và cà phê có thể gây độc hại cho sự phát triển của tinh trùng nên bạn hãy khuyến khích chồng bạn giảm thiểu 2 chất này tối đa. Nếu một trong 2 bạn hút thuốc thì nên bỏ thuốc lá ngay. Đàn ông có hút thuốc sẽ cho ít tinh trùng trong mỗi lần phóng tinh hơn là đàn ông không hút thuốc. Phụ nữ hút thuốc lá cũng có vấn đề với buồng trứng và chu kì kinh.

Hãy để ý lượng vitamin C mà bạn hấp thu. Bạn nhớ ăn nhiều trái cây như cam chanh, dâu, kiwi và uống nước trái cây tươi. Đồng thời hãy lưu ý cân nặng của bạn. Thừa cân hay béo phì có thể ảnh hưởng sự thụ tinh và làm mất cân bằng hormon. Phụ nữ quá ốm hay quá mập so với tuổi có thể có chu kì kinh thất thường.

Cả hai vợ chồng bạn đều nên ăn nhiều trái cây tươi và rau củ mỗi ngày. Chế độ ăn khoẻ mạnh có cả thịt đỏ và thịt trắng, cá và hải sản, sữa và các thực phẩm từ sữa cũng như bánh mì và ngũ cốc sẽ giúp bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Bạn nên tăng cường lượng calci với sữa và các thực phẩm từ sữa. Bổ sung acid folic từ rau củ và omega 3 từ dầu cá.

Nên bổ sung acid folic từ trước khi thụ thai 3 tháng để giúp bé phòng ngừa tật khiếm khuyết ống thần kinh. Liều đề nghị là 500microgram/ngày. Ngay cả khi bạn đang dùng chế độ ăn nhiều acid folic thì vẫn không chắc chắn là bạn hấp thu được hết lượng acid folic cần thiết, do đó bạn vẫn nên uống bổ sung.

Rối loạn ăn uống

Tất cả chúng ta đều có những mối liên hệ đặc biệt với thức ăn, cả tốt và xấu. Đối với một số người có tâm hồn ăn uống thì khi mang thai, nguy cơ lên cân sẽ cao hơn. Ngược lại, với một số người, thời gian mang thai có thể là khoảng thời gian phải đối mặt với những khó khăn do việc ăn uống. Việc ăn uống kém của mẹ sẽ làm ảnh hưởng khá nhiều đến sự phát triển của bé.

Nếu bạn có vấn đề với việc ăn uống trước đây thì bạn nên đến gặp bác sĩ dinh dưỡng để tư vấn thêm. Bé sẽ phụ thuộc vào nguồn dinh dưỡng từ mẹ để phát triển nên bạn không thể lơ là được.

Chế độ ăn khi có thai và hiện tượng nghén

Hãy lắng nghe cơthể của bạn để biết bạn có nên ăn hay không. Tránh ăn những thứ tuy là tốt cho bạn nhưng bạn lại không thích. Quan trọng nhất là phải uống đủ nước kể cả khi bạn không ăn được gì. Nước, trà, sinh tố, sữa với ngũ cốc hoặc ngay cả nước chanh đều là những sự lựa chọn tốt để cung cấp nước cho cơ thể.

Bạn nên để một hộp bánh và ly nước ở  đầu giường. Mỗi sáng thức dậy bạn nên lót dạ một ít trước khi bước xuống giường. Đừng để dạ dày trống không với toàn men tiêu hoá trong đó.

Bạn có thể nhờ chồng bạn nấu ăn dùm cho đến khi bạn cảm thấy khoẻ hơn. Thường thì cũng phải hết 3 tháng đầu. Hình ảnh miếng thịt sống và mùi của thịt sống có thể ám ảnh một số bà bầu nên bạn ráng tránh nhé.

Trước khi đi ngủ bạn cũng nên uống một ly sữa và ăn nhẹ một ít gì đó.

Bạn nên tránh ăn cay, quá béo hoặc quá ngọt. Chọn những thức ăn ngọt nhẹ và dễ tiêu hoá như cơm, mì, bún, bánh mì, trái cây.

Lợi ích của chế độ ăn khoẻ mạnh trong thai kì

+ Ít gặp nguy cơ thiếu máu và đái tháo đường trong thai kì.

+ Hồi phục sau sinh tốt hơn và trở về cân nặng ban đầu nhanh hơn

+ Chế độ ăn khoẻ mạnh còn giúp giảm sự thay đổi cảm xúc thất thường, giúp tinh thần ổn định hơn.

+ Nhiều năng lượng, ít mệt mỏi và luôn cảm thấy khoẻ khoắn.

+ Ít táo bón và dễ đi cầu. Chất xơ từ thực phẩm sẽ giúp ruột hoạt động tốt hơn.

+ Chế độ ăn hợp lý khi mang thai còn giúp làm gương cho các bé khi lớn để các bé hiểu chế độ ăn quan trọng thế nào cho sức khoẻ.

Hướng dẫn chế độ ăn trong khi mang thai

Đừng bỏ bữa hoặc để khoảng cách giữa các bữa quá xa. Bạn nên ăn 5-6 bữa nhỏ trong ngày sẽ giúp bạn không quá đói cũng không quá no.

Bạn nên ăn sáng kể cả trước giờ bạn ít ăn sáng. Đây là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Bữa ăn này giúp trữ đường trong máu để hoạt động sau khi đói khá lâu do ngủ.

Tránh dùng các chế độ ăn được quảng cáo là “loại bỏ chất độc cho cơ thể”. Trừ khi bạn có vấn đề với gan và thận, còn không bạn đừng lo gì đến việc thải độc cả. Bạn có thể gặp bác sĩ để tư vấn thêm.

Bạn nên tập thói quen ăn uống lành mạnh phù hợp với cơ thể bạn. Hãy dành thời gian để nghĩ xem thực phẩm nào tốt cho bạn  hơn là cứ thử hết món này đến món khác.

Bạn không cần hạn chế các loại thức ăn. Bé sẽ được thử nhiều món ăn khác nhau khi bạn ăn. Việc này sẽ giúp vị giác của bé nhạy hơn khi bé bắt đầu tập ăn dặm vào khoảng 6 tháng tuổi. Lúc đó, bé cũng sẽ dễ ăn nhiều loại thức ăn hơn.

Bạn nên dùng các thực phẩm có bổ sung calci trong bữa ăn sáng. Ngũ cốc với sữa, sữa chua, trà sữa hoặc cà phê, bánh mì với phô mai. Các món này sẽ giúp điều chỉnh sự thiếu hụt calci trong xương (do ban đêm khi ngủ, xương thường huy động calci để sử dụng). Xương là mô sống và hoạt động như một tài khoản ngân hàng vậy. Chúng cần nạp calci và vitamin vào đều đặn để được khoẻ mạnh.

Để một số món ăn vặtquanh bạn. 3 tháng đầu bạn thường nôn và buồn nôn. Ăn nhẹ món gì đó sẽ giúp bạn đỡ khó chịu hơn. Bạn có thể thèm cam và cà chua chẳng hạn, nguyên nhân là do cơ thể đang rất cần vitamin C để giúp hấp thu sắt từ thức ăn nhiều hơn.

Bạn nên bỏ rượu. Khoa học vẫn chưa chứng minh được mức độ rượu an toàn cho bà bầu nên tốt nhất là bạn đừng uống. Bạn có thể uống nước trái cây, nước ngọt loại giúp hồi phục thể chất, soda, nước chanh hoặc chỉ cần nước lọc cũng đủ. Flouride trong nước sẽ đến hàm của bé và giúp bao bọc bên ngoài răng.

Bạn đừng quên mua muối I ốt để dùng nhé. Các bà bầu rất cần chất này để chức năng tuyến giáp hoạt động ổn định. Quan  trọng là nó giúp cho trí thông minh của bé. Hải sản, bánh mì có I ốt, rau củ xanh và trứng là nguồn I ốt tốt cho cơ thể.

Bạn nên tập đọc nhãn hàng thực phẩm bạn đang dùng. Thường thì nồng độ các chất sẽ được liệt kê ra trong danh sách nguyên liệu. Các nhà sản xuất sẽ sắp xếp danh sách này theo thứ tự giảm dần. Nếu thực phẩm đó thiếu chất cần thiết cho bạn và bé thì bạn không nên mua.

Những thức ăn nên hạn chế

Thực phẩm có thể nhiểm vi khuẩn Listeria: Sữa chưa tiệt trùng và các sản phẩm từ sữa, phô mai mềm, thịt sống và sushi. Ăn salad hoặc buffet có thể có nguy cơ nhiễm trùng. Bạn nên chọn ăn thực phẩm mà bạn tin chắc rằng nó được nấu chín và trữ đông cẩn thận.

Cá sống và cá (loại ăn thịt) có thể nhiễm thuỷ ngân cao. Bà bầu nên tuyệt đối tránh ăn cá mập, cá kiếm, cá cam, cá chẽm. Nếu bà bầu ăn quá nhiều thức ăn có thuỷ ngân sẽ ảnh hưởng thần kinh của bé.

Đọc thêm: Bà bầu có nên ăn mì tôm?

Loading Facebook Comments ...

CHƯA CÓ BÌNH LUẬN

TRẢ LỜI