Có nên cho trẻ bú nằm không?

Nhiều bà mẹ thắc mắc về tư thế cho con bú như thế nào là chuẩn nhất, có nên cho trẻ bú nằm không và nghi ngại xung quanh vấn đề cho bé bú nằm là nguyên nhân gây viêm tai giữa.

Các mẹ hãy tham khảo những thông tin sau để lựa chọn cho mình cách cho con bú khoa học và thoải mái cho cả mẹ và bé nhé.

Có nên cho trẻ bú nằm không?

Theo nghiên cứu của Đại học Canterbury Christ Church (Anh), theo dõi 40 bà mẹ cho con bú theo nhiều tư thế khác nhau trong 1 tháng đầu sau khi sinh, các nhà khoa học nhận thấy trẻ sơ sinh bú mẹ dễ dàng hơn khi người mẹ nằm. Lý giải kết quả này là do khi bà mẹ nằm, đặt trẻ nằm lên bụng và cho bé bú đã kích thích phản xạ của trẻ tương tự cách cho bú của những động vật có vú.

Hướng dẫn cho bé bú nằm đúng cách:

– Mẹ nằm thoải mái, nghiêng về phía bên vú sẽ cho con bú. Sau đó dùng gối để đỡ vai cho mẹ rồi đặt bé ở phía bên vú sẽ cho bú.

– Cho trẻ nằm nghiêng, mẹ và bé nằm song song, miệng con ngang tầm quầng vú mẹ. Khi bé đã ngậm vú mẹ đúng cách, bạn hãy kê gối lên đầu cho trẻ để tạo tư thế thoải mái hơn cho bé khi bú. Cho bé bú nằm khá thoải mái cho những mẹ mới sinh, đặc biệt là sinh mổ. Ngoài ra, tư thế này thích hợp cho trẻ bú vào ban đêm hoặc những khi mẹ mệt mỏi.

Cho bé bú nằm có gây viêm tai giữa hay không?

Theo các chuyên gia, cho bé bú nằm không gây viêm tai giữa như các mẹ vẫn lầm tưởng, thực tế, sữa mẹ với nguồn kháng thể dồi dào còn giúp trẻ phòng ngừa nguy cơ viêm tai giữa.

Quan điểm sai lầm cho bé bú nằm gây viêm tai giữa xuất phát từ việc cho bé bú bình. Đã có bằng chứng chứng minh rằng nếu trẻ bú bình khi nằm ngửa, sữa công thức có thể tràn vào vòi nhĩ (ống nối mũi, miệng với tai giữa) gây nhiễm trùng.

Trên thực tế, dù mẹ cho bé bú theo cách nào có nằm hay không thì bé cũng đều ở tư thế nằm. Vì vậy, mẹ không phải lo lắng khi nằm cho trẻ bú. Khi bú mẹ, sữa chỉ chảy khi trẻ mút. Sau khi bé mút sẽ có phản xạ nuốt và điều này làm giảm đáng kể nguy cơ sữa mẹ nằm ứ đọng trong miệng bé, dòng chảy của sữa không chảy vào vòi nhĩ.

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng những bé bú sữa mẹ ít có khả năng bị nhiễm trùng tai hơn so với các bé bú sữa công thức. Sữa mẹ có thể bảo vệ trẻ giảm nguy cơ nhiễm trùng tai.

Không nên cho bé bú bình trong khi nằm ngủ

Bú bình trong khi trẻ nằm ngủ, sữa công thức có thể vẫn chảy ra ngoài khi bé không mút và nuốt, dẫn đến việc sữa ứ đọng trong miệng làm tăng nguy cơ sữa chảy vào tai gây nhiễm trùng. Chính vì vậy, mẹ không nên cho trẻ bú bình trong khi nằm ngủ bởi ngay cả khi bé được bú bình đúng cách, sữa vẫn có thể chảy vào vòi nhĩ.

Điểm khác biệt giữa trẻ bú mẹ và trẻ bú bình khi nằm ngủ:

– Sữa mẹ có kháng thể, tăng cường hệ hống miễn dịch giúp ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn trong miệng, mũi và tai. Trong khi sữa công thức là môi trường phát triển vi khuẩn.

– Sữa không ứ đọng trong miệng khi bé bú mẹ trực tiếp. Khi bú bình, sữa có thể đọng lại trong miệng trẻ nếu trẻ đã ngủ say không còn phản xạ nuốt làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

SHARE
Facebook
Twitter
Previous articleCách trị mụn bọc nhanh nhất tại nhà
Next articleLịch tiêm phòng uốn ván mà mẹ bầu cần biết
Loading Facebook Comments ...

CHƯA CÓ BÌNH LUẬN

TRẢ LỜI