Mang thai có nên ăn rau ngót?

Mang thai có nên ăn rau ngót là câu hỏi được rất nhiều bà bầu quan tâm bởi hiển nhiên là ai cũng muốn mình có một thai kỳ thật khỏe mạnh.

Rau ngót có tốt không?

Theo đông y, rau ngót là một trong những loại rau lành tính, mát, vị ngọt, công dụng thanh nhiệt, giải độc, nhuận tràng, bổ máu.

Theo phân tích y khoa, rau ngót chứa nhiều dưỡng chất rất tốt cho cơ thể. Ngoài vitamin C, muối kháng, canxi, phốt pho và hàm lượng protid đáng kể cùng nhiều axit amin cần thiết.

Do đó, rau ngót là loại thực phẩm rất tốt đặc biệt là người già và trẻ nhỏ. Rau ngót có thể dùng để nấu canh hoặc giã nát lấy nước uống.

Mang thai có nên ăn rau ngót?
Rau ngót là loại thực phẩm giàu dưỡng chất

Rau ngót ảnh hưởng xấu đến phụ nữ mang thai

Mặc dù được chứng minh là loại thực phẩm tốt nhưng rau ngót cũng được khuyến cáo là không tốt cho phụ mang thai.

Theo kinh nghiệm dân gian, nước rau ngót tươi dùng cho phụ nữ sau sinh, xảy thai hoặc nạo phá thai tránh sót rau. Theo y học hiện đại, trong rau ngót có chứa hàm lượng lớn chất papaverin (một chất giống như trong cây thuốc phiện) kích thích cơ trơn tử cung co thắt dễ làm động thai và nguy cơ sảy thai nhất là đối với phụ nữ mang thai giai đoạn đầu. Dược thư Việt Nam 2002 khuyến cáo “không dùng papaverin cho người có thai”. Ngoài ra, chất lgucocoticoid trong rau ngót có thể cản trở quá trình hấp thụ canxi, phốt pho trong cơ thể người mẹ. Rau ngót cũng gây mất ngủ nếu sử dụng nhiều.

Mang thai có nên ăn rau ngót?
Phụ nữ có thai cảnh giác với rau ngót

Mang thai có nên ăn rau ngót?

Mặc dù chưa có bằng chứng khoa học nào chỉ ra rau ngót gây sảy thai nhưng với kinh nghiệm dân gian và phân tích khoa học kể trên, phụ nữ đang mang thai nhất là mang thai giai đoạn đầu không nên ăn rau ngót. Trong giai đoạn 2, 3 của thai kỳ, nếu có ăn rau ngót thì chỉ nên ăn ở dạng nấu chín, ăn một lượng nhỏ (dưới 30mg) và không ăn thường xuyên.

Đặc biệt, phụ nữ mang thai được thụ tinh trong ống nghiệm, phụ nữ có tiền sử sảy thai hay đẻ non đều không nên ăn rau ngót.

Mộc Quế Anh

 

Loading Facebook Comments ...

CHƯA CÓ BÌNH LUẬN

TRẢ LỜI