Công dụng của đậu xanh, đậu đen, đậu phộng mà bạn cần biết

Đậu xanh, đậu đen, đậu phộng là 3 loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe mà không khó tìm. Trong nhiều thực đơn từ cao cấp đến đơn giản, ta không thể bỏ qua 3 loại đậu này vì chúng giúp món ăn thêm đậm đà, ngọt bùi mà lại bổ sung nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Tuy nhiên không phải ai cũng nhận ra giá trị dinh dưỡng trong đậu phộng, đậu xanh hay đậu đen, nên họ đã lãng phí sử dụng chúng. Vì vậy, bài viết dưới sẽ chỉ ra các công dụng của đậu đen, đậu xanh và đậu phộng để các bạn biết cách tận dụng 3 loại đậu này thật hiệu quả.

Tác dụng của đậu phộng

Công dụng của đậu xanh, đậu đen, đậu phộng mà bạn cần biết

Giảm nguy cơ sinh con dị tật hiệu quả nhờ axit folic trong đậu phộng.

Ổn định đường huyết bởi đậu phộng có chứa Mangan – một khoáng chất đóng vai trò vào quá trình chuyển hóa chất béo và carbohydrate, giúp hấp thụ canxi và duy trì sự ổn định đường huyết.

Ngăn ngừa sỏi mật: Qua 20 năm nghiên cứu, người ta đã chứng minh được rằng nếu ăn khoảng 28g đậu phộng hoặc bơ đậu phộng trong vòng một tuần sẽ giảm 25% nguy cơ tiến triển của bệnh sỏi mật.

Phòng chống trầm cảm: Đậu phộng cũng dồi dào nguồn axít amino tryptophan, cần thiết cho quá trình sản xuất serotonin – Hormone giúp cải thiện tâm trạng, giảm chứng trầm cảm.

Tăng cường trí nhớ, giảm 70% nguy cơ mắc bệnh Alzheimer nhờ vitamin B3 và chất niacin dồi dào, có lợi ích cho sức khỏe, nhất là bộ não

Bảo vệ tim mạch: Đậu phộng là loại đậu giàu chất béo không bão hòa, có lợi cho tim. Bên cạnh đó, nó còn chứa các chất chống oxy hóa mạnh, nhất là axít oleic.

Ngăn ngừa ung thư: chất phytosterol trong đậu phộng không chỉ giúp bảo vệ tim mạch mà còn có thể ức chế sự phát triển của các khối u.

Giảm nguy cơ tăng cân

Công dụng của đậu xanh đối với sức khỏe

Công dụng của đậu xanh, đậu đen, đậu phộng mà bạn cần biết

Giàu chất xơ và giúp giảm cân: Đậu xanh giàu cả chất xơ hòa tan và không hòa tan. Chất xơ hòa tan giúp loại bỏ các chất béo dư thừa trước khi hấp thu vào cơ thể, còn chất xơ không hòa tan thì giúp kích thích tiêu hóa và chống táo bón.

Cung cấp protein cho người ăn chay: bạn có thể thấy trong nhiều món ăn chay đều có đậu xanh bởi vì đậu xanh bổ sung lượng protein dồi dào mà không tăng thêm calo và chất béo không bão hòa.

Bổ sung Mangan để sản xuất năng lượng trong cơ thể và chống oxy hóa.

Giàu hàm lượng sắt tự nhiên, rất tốt cho phụ nữ và thúc đẩy sự phát triển của trẻ nhỏ.

Giúp ổn định lượng đường trong máu nhờ các chất xơ hòa tan trong đậu xanh giúp giữ cho lượng đường trong máu của bạn ổn định.

Tốt cho hệ tim mạch: Thường xuyên ăn đậu xanh giúp giảm LDL hay cholesterol xấu trong cơ thể. Đậu xanh cũng có chứa lượng cao của folate và magie tốt cho mắt và tăng lưu lượng máu.

Giảm nguy cơ ung thư vú, giúp chống lại bệnh loãng xương ở phụ nữ mãn kinh.

Công dụng của đậu đen

Công dụng của đậu xanh, đậu đen, đậu phộng mà bạn cần biết

Có tác dụng khử độc sulfate – một loại hóa chất có nhiều trong thực phẩm chế biến sẵn, làm tăng nhịp tim, gây đau đầu hoặc rối loạn chú ý của con người.

Cung cấp nguồn chất xơ dồi dào nên giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh táo bón, rối loạn tiêu hóa và hạn chế tình trạng tăng đường huyết.

Giàu chất chống oxy hóa, và cao gấp 10 lần so với các loại trái cây khác như: cam, nho hoặc dâu.

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch: vì là nguồn cung cấp chất xơ, folate và magie nên đậu đen giúp làm giảm hormocystein, một loại acid amino hay còn gọi là sản phẩm trung gian không có lợi cho quá trình chuyển hóa và một khi hormocystein tăng thì rủi ro mắc bệnh tim, đột quỵ là rất lớn.

Tăng cường sắt và mangan cho cơ thể: Đỗ đen có công dụng hiệu quả khi tăng năng lượng và hồi phục hàm lượng sắt cho cơ thể (nhất là khi người bị mất máu bởi chấn thương, hoặc phụ nữ đến ngày “đèn đỏ”). Hơn nữa, Mangan trong đỗ đen giúp cơ thể chống lại quá trình oxy hóa do các gốc tự do gây nên.

Bổ sung lượng protein cho cơ thể: Không chỉ ngon miệng, dễ chế biến, đỗ đen còn là nguồn thực phẩm thay cho thịt, cá vì giàu hàm lượng protein, không chứa nhiều calo hoặc các loại mỡ xấu như các loại thực phẩm gốc động vật.

HPCM
Ý kiến bạn đọc