Trẻ 2 tháng tuổi biếng ăn phải làm thế nào?

Tuy là giai đoạn chỉ sử dụng sữa mẹ làm nguồn thực phẩm chính, nhưng những tháng đầu đời được xem là giai đoạn quan trọng cho sự phát triển của trẻ sau này. Vậy, nếu trẻ 2 tháng tuổi biếng ăn phải làm thế nào?

>> Giải pháp cho trẻ biếng ăn

1. Những nguyên nhân có thể khiến trẻ 2 tháng tuổi biếng ăn

Tiêm vaccin

Vào khoảng 2 tháng sau khi chào đời, bé sẽ được tiêm ngừa các loại vaccin. Thông thường, trong hướng dẫn sử dụng của vaccin cũng lưu ý rằng có thể gây tác dụng ngoại ý là gây mất cảm giác ngon miệng. Đây cũng là một nguyên nhân thường thấy khiến trẻ 2 tuổi biếng ăn.

Bé thời kỳ đầu biết lật

Ông bà ta thường có câu: “3 tháng biết lẫy, 6 tháng biết bò, 9 tháng lò dò biết đi”. Thời kỳ từ 2 đến 3 tháng tuổi là thời kỳ trẻ có những dấu hiệu và chập chững tập lật, vì vậy có thể thời gian này trẻ sẽ có những dấu hiệu biếng bú mẹ. Các mẹ nên theo dõi những dấu hiệu tập lật của con để có giải pháp cho trẻ 2 tháng tuổi biếng ăn một cách hợp lý.

Chất lượng sữa bị ảnh hưởng

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ 2 tháng tuổi biếng ăn
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ 2 tháng tuổi biếng ăn

Có nhiều nguyên nhân khiến chất lượng sữa bị ảnh hưởng: chế độ ăn uống của mẹ, sữa được bảo quản trong tủ lạnh,… Những nguyên nhân đó khiến trẻ không còn hứng thú với việc bú mẹ dẫn đến sụt cân, …

Vấn đề về tiêu hóa: táo bón,…

Những vấn đề về tiêu hóa cũng ảnh hưởng rất nhiều đến lượng sữa bú trong ngày của trẻ. Những trẻ có vấn đề về hệ tiêu hóa hoặc bị táo bón cũng thường xuyên có những dấu hiệu biếng ăn.

2. Giải pháp cho trẻ 2 tháng tuổi biếng ăn

Đối với trẻ bú mẹ

– Bạn cần kiểm tra chế độ ăn uống của mẹ để đảm bảo chất lượng sữa cho trẻ được đảm bảo.

– Ngoài ra, cần bảo quản sữa trong tủ lạnh đúng cách trong trường hợp các mẹ trữ sữa trong bình.

Đối với trẻ bú ngoài

Với trẻ bú ngoài, các mẹ có thể thay thế sữa để phù hợp với trẻ 2 tháng tuổi biếng ăn
Với trẻ bú ngoài, các mẹ có thể thay thế sữa để phù hợp với trẻ 2 tháng tuổi biếng ăn

– Trường hợp trẻ bú ngoài, bạn cần thay đổi sữa cho phù hợp với khẩu vị của trẻ

Đối với trẻ có các vấn đề về tiêu hóa

Cần đưa trẻ đến các cơ quan y tế để được tư vấn của bác sỹ.

Ngoài ra, các mẹ nên chú ý thời gian bú, và liều lượng bú của trẻ để điều chỉnh cho hợp lý.

3. Những gợi ý dưới đây giúp bạn tính lượng sữa cho con mỗi ngày:

– Cân bé nhà bạn hoặc hỏi bác sĩ nhi khoa về trọng lượng của bé. Theo bác sĩ, một nguyên tắc nhỏ cho bé là nên uống khoảng 70ml sữa mỗi ngày cho mỗi 0,5kg cân nặng. Ví dụ, một bé nặng 4kg sẽ uống khoảng 600ml sữa mỗi ngày.

– Chú ý dấu hiệu cho thấy sự thỏa mãn của bé sau khi bú. Ví dụ, nếu bé khóc sau khi bị mẹ rút núm vú ra khỏi miệng, có thể do bé bú chưa đủ no. Các chuyên gia khuyến cáo, một bé dưới tuổi ăn dặm bú đủ sữa, nghĩa là có đủ nước và phải đi tè khoảng 6-8 lần mỗi ngày. Màu nước tiểu phải có màu vàng sáng nếu bé nhận đủ nước hàng ngày.

Các mẹ cần chú ý thời gian và liều lượng bú của trẻ
Các mẹ cần chú ý thời gian và liều lượng bú của trẻ

– Hãy cho bé nhà bạn ăn theo nhu cầu. Một số dấu hiệu cho thấy bé đang đói như bé khóc, “chụt chụt” miệng, mút tay hoặc nắm tay và đưa cả bàn tay vào miệng. Nên cho bé ăn theo sự “háu đói” của riêng bé, trừ khi bé quay đầu hoặc đẩy bầu vú ra.

– Nhu cầu sữa ở mỗi bé là khác nhau nhưng vẫn có một số hướng dẫn chung cho lượng sữa mà bé có thể uống hàng ngày. Chẳng hạn, bé sơ sinh có thể uống 30-90ml sữa sau mỗi vài tiếng đồng hồ. Bé 2 tháng tuổi có thể tăng lên 120-150ml sữa sau mỗi 3-4 tiếng. Tại 4 tháng tuổi, bé có thể uống 120-180ml sữa ở một cữ bú.

Xem thêm: Học bác sĩ chiêu hay trị trẻ biếng ăn

HPCM
Ý kiến bạn đọc