Chu kì kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý đơn giản ở nữ giới và thường xuất hiện hàng tháng, do hiện tượng trứng rụng không gặp được tình trùng và sẽ được đào thải thông qua đường âm đạo. Kinh nguyệt ở nữ giới thể hiện khả năng sinh sản của nữ và chị em phụ nữ luôn cần có những kiến thức quan tâm về chu kì kinh nguyệt của bản thân để giữ gìn sức khỏe, giảm thiểu những căn bệnh tiềm ẩn, phóng tránh mang thai hoặc tăng khả năng mang thai hiệu quả.
Cùng tìm hiểu thêm về chu kì kinh nguyệt của phụ nữ, học cách tính toán chu kì kinh nguyệt cho riêng mình và chọn lựa thực phẩm phù hợp cho những ngày đến kì nhé.
1. Chu kì kinh nguyệt ở phụ nữ
Như các bạn đã biết, chu kì kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý rất quan trọng và không thể thiểu trong cuộc đời mỗi người phụ nữ. Kinh nguyệt thường bắt đầu vào một thời điểm nhất định ở giai đoạn tuổi dậy thì, thể hiện sự trưởng thành trong cơ thể người con gái khi có những biến đổi về cơ thể và làn da, giọng nói kèm theo. Sau một thời gian dài, khi cơ thể bắt đầu chuyển sang giai đoạn độ tuổi trung niên, chu kì kinh nguyệt thường ít dần và hết hẳn, gọi là hiện tượng mãn kinh, khi đó người phụ nữ sẽ hoàn toàn mất khả năng sinh sản và không còn xuất hiện kinh nguyệt ở những tháng tiếp theo nữa.
Hiện tượng kinh tượng kinh nguyệt xuất hiện là do sự rụng trứng vào mỗi tháng, trứng rụng sẽ được chờ ở trong ống dẫn trứng và chờ tinh trùng đến thụ tinh, tạo cơ hội mang thai cho người phụ nữ. Nếu không gặp được tinh trùng, trứng sẽ tự tiêu hủy và đào thải ra ngoài qua âm đạo.
Bên cạnh đó, trong quá trình trứng di chuyển trong ống dẫn trứng, buồng trứng sẽ tạo ra nội mạc tử cung. Lượng hormone trong cơ thể nữ giới được buồng trứng giải phóng, kích thích làm lớp nội mạc tử cung dày lên, gia tăng số lượng và kích thước mạch máu để chờ trứng thụ tinh và phát triển ở buồng tử cung. Nếu thụ tinh không xảy ra, lướp nội mạc sẽ bong tróc, cùng với trứng được tiêu hủy và đào thải ra ngoài. Sau đó buồng trứng lại bắt đầu một chu kì mới.
2. Cách tính chu kì kinh nguyệt của phụ nữ
Nhiều chị em phụ nữ quan niệm không cần quan tâm nhiều đến chu kì, chỉ cần chờ chu kì đến tự nhiên và “nghênh chiến” với nó. Song đây lại là quan niệm hoàn toàn sai lầm, biết cách tính chu kì và quan sát, theo dõi chu kì của mình giúp chị em phụ nữ hiểu rõ hơn về cơ thể của bản thân, cũng như cách tính thời gian để quan hệ tình dục an toàn, giảm thiểu tình trạng mang thai ngoài ý muốn.
Một chu kì thường được chia thành 4 giai đoạn chính:
– Giai đoạn nang noãn: Đây là giai đoạn mà các lớp nội mạc tử cung bắt đầu dày lên. Tạo điều kiện cho tinh trùng tiếp xúc trứng.
– Giai đoạn phóng noãn: Khi các noãn được phóng ra, chúng sẽ di chuyển vào trong trứng và về tử cung. Giai đoạn này lượng hormone estrogen trong cơ thể giảm dần. Đây được xem là thời điểm phù hợp nhất để thụ thai khi quan hệ tình dục.
– Giai đoạn hoàng thế: Nếu gặp được tinh trùng, hiện tượng thụ tinh sẽ xảy ra. Nếu không, lượng hormome progesterone giúp tạo điều kiện thuận lợi cho thai nhi sẽ sụt giảm và biến mất.
– Giai đoạn hành kinh: Đây là giai đoạn ra kinh mà nhiều chị em phụ nữ đã biết, như đã giải thích, ở thời điểm này trứng được đào thải cũng lớp nội mạc tử cung bong tróc ra, theo máu kinh đào thải ra bên ngoài qua đường âm đạo.
Vòng kinh nguyệt của nữ giới thường được dao động từ 28-30 ngày, đôi khi chu kì kinh cũng thể sớm hơn 7 ngày hoặc muộn hơn 7 ngày.
Lượng máu kinh trung bình ở mỗi nữ giới là từ 80-100ml/ngày, và giảm dần cho đến khi hết những gì cần đào thải.
Ngày kinh nguyệt của phụ nữ thường từ 2-7 ngày và không cố định ở bất kì ai.
Từ ngày bắt đầu có kinh đến trước ngày thứ 9 của chu kì kinh nguyệt mới, được xem là thời kì an toàn tương đối để giảm thiểu khả năng thụ thai, khi quan hệ ình dục có thể không cần sử dụng các biện pháp phòng tránh, song khả năng thụ thai vẫn có thể xảy ra.
Khoảng thời gian ờ giữa chu kì, nghĩa là khi chu kì của bạn là 28 ngày thì ngày thứ 14 – khoảng thời gian ở giữa chu kì, được xem là giai đoạn nguy hiểm nhất, khả năng mang thai cao nhất bởi giai đoạn này trứng bắt đầu rụng và rất dễ gặp tinh trùng khi quan hệ mà không có các biện pháp an toàn.
Từ ngày thứ 20 của chu kì kinh nguyệt được xem là giai đoạn an toàn nhất khi quan hệ. Thời điểm này thường được làm mốc sau ngày rụng trứng 1-2 ngày. Tuy đây được xem là thời điểm thụ thai thấp nhất song vẫn có khả năng thụ tinh ở một số trường hợp đặc biệt, khi trứng đôi rụng không cùng thời điểm và thụ thai sẽ tạo ra song thai không cùng trứng.
3. Những lưu ý khác về chu kì kinh nguyệt của phụ nữ
Chu kì kinh nguyệt của mỗi người phụ nữ thường không giống nhau, và có thể thay đổi thường xuyên tùy thuộc vào cơ thể và những tác động tâm lý, môi trường sống xung quanh…
Trước và khi xảy ra kinh nguyệt, tâm lý các chị em phụ nữ sẽ thường có những biến đổi, hay nóng giận, cáu gắt, đau bụng dưới, ngực căng cứng, cơ thể mệt mỏi, hay cảm thấy buồn ngủ..
Vào những thời điểm mới có chu kì kinh nguyệt, nhiều bạn nữ sẽ gặp phải tình trạng chu kì rối loạn, không đều nhau và có thêm các tình trạng đau bụng dưới, nổi mụn, làn da không được đẹp hay căng mịn.
Chị em phụ nữ cần ăn uống khoa học, nếp sinh hoạt phù hợp để có được chu kì kinh đều đặn, cũng như giúp cho cơ thể khỏe mạnh hơn mỗi khi chu kì đến.
Một số kiến thức về chu kì kinh nguyệt và cách tính chu kì kinh nguyệt đã được giới thiệu đến với các chị em phụ nữ. Thường xuyên quan sát chu kì kinh nguyệt của bản thân, đến gặp bác sĩ ngay khi có những dấu hiệu bất ổn để có thể giảm thiểu những căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đển cơ thể một cách tốt nhất.